Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh: Đại biểu HĐND tỉnh quan tâm nhiều đến tình hình phát triển kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2023

Thứ năm - 20/07/2023 07:36 84 0

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8 HĐND tỉnh khóa X, sáng ngày 19/7/2023 HĐND tỉnh đã chia ra thành 03 tổ thảo luận để thảo luận về các nội dung của kỳ họp. Tại buổi thào luận có 40 đại biểu HĐND tỉnh phát biểu với 100 ý kiến; có 68 ý kiến đã được giải trình và ghi nhận 32 ý kiến, cụ thể như:

Về lĩnh vực kinh tế, xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước có 08 kiến nghị về thu hút đầu tư nước ngoài tăng nhưng đầu tư trong nước giảm, sản xuất khoai mì chưa đáp ứng được năng suất của các doanh nghiệp, phải nhập từ Campuchia, điều này làm phát sinh chi phí cho doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, phải cắt giảm lao động; Việc xây dựng nâng cấp, nhựa hóa tuyến đường giao thông; Tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn nước thải ở một số khu vực; tình trạng một số đường giao thông xuống cấp chưa được duy tu sửa chữa; một số dự án trọng điểm triển khai chậm, một số dự án đã điều chỉnh thời gian nhiều lần, có dự án sẽ hết hạn trong năm 2023; Các chỉ tiêu KTXH (GRDP thu ngân sách, việc giải ngân vốn đầu tư công,...) mức tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm còn thấp, khả năng không đạt kế hoạch năm 2023 đề ra, đề nghị UBND tỉnh đánh giá khả năng đóng góp của các ngành trong đóng góp GRDP và có giải pháp phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra; tình hình giá thuê đất tăng nhanh, 5 năm tăng/lần với mức tăng lớn, ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp trong việc cân đối nguồn vốn. Đề nghị UBND tỉnh rà soát, có giải pháp phù hợp.

Đại biểu HĐND tỉnh Võ Quốc Khánh thảo luận tại tổ

Đối với lĩnh vực văn hóa - xã hội có 11 kiến nghị được đại biểu quan tâm như hoạt động của viện Bảo tàng tỉnh; việc chi trả BHTN cho công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh hiện nay có những khó khăn gì? Tình trạng các bệnh viện công lập thiếu thiết bị chuẩn đoán hình ảnh, người dân đi khám thì được chỉ định ra các bệnh viện tư, phòng khám tư để chụp ảnh sau đó quay lại bệnh viện công để bác sĩ tư vấn khám chữa bệnh; giải pháp thu hút giáo viên trong thời gian tới, đặc biệt là giáo viên mầm non; tình trạng mạng xã hội quảng cáo các dịch vụ du lịch của tỉnh Tây Ninh được thực hiện khá phổ biến, nhưng việc quảng cáo không đúng với thực tế; một số quy định việc khám chữa bệnh BHYT và thanh toán BHYT tại các bệnh viện còn gặp khó khăn (cụ thể: quy định định mức 01 bác sĩ chỉ khám tối đa 65 bệnh nhân/ngày, phải đăng ký lịch khám bệnh của bác sĩ trước 01 tháng, việc phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật trong khám, chữa bệnh tư nhân do Bộ Y tế phê duyệt) đề nghị xem xét, có giải pháp tháo gỡ các khó khăn trên, đảm bảo quyền lợi cho người dân trong khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT,..

Về lĩnh vực pháp chế có 05 kiến nghị như: Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội 6 tháng đầu năm vẫn diễn biến phức tạp, số vụ phạm pháp hình sự tăng so với cùng kỳ nhất là nhóm tội về trật tự xã hội, tăng 18,6%; Hiện nay, nhà tạm giam, tạm giữ ở các địa phương không đảm bảo, luôn trong tình trạng quá tải, đề nghị quan tâm có giải pháp đầu tư nâng cấp các nhà tạm giam, tạm giữ; chế độ hỗ trợ cho cán bộ, công chức tại bộ phận một cửa trên địa bàn tỉnh khá thấp, trong khi công tác cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa chịu nhiều áp lực, đề nghị xem xét tăng mức hỗ trợ để CBCC ở bộ phận 01 cửa an tâm công tác. Đồng thời, theo quy định của Quyết định số 17/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh thì tiêu chuẩn của người làm tại bộ phận một cửa phải có thâm niên công tác tối thiểu 03 năm trong ngành, lĩnh vực được phân công và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trong khi Nghị định 61/2018/NĐ-CP chỉ quy định tiêu chuẩn trên đối với cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, không quy định đối với CBCC cấp xã.,....

Ngoài ra, các vị Đại biểu HĐND tỉnh còn thảo luận đối với các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp như Nghị quyết quy định về mức hỗ trợ thực hiện dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 – 2025, đại biểu đề nghị khi Nghị quyết được ban hành, cần có hướng dẫn cụ thể đối với các đối tượng được thụ hưởng. Đồng thời, đề nghị khi hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật… cần có khảo sát, điều tra nhu cầu của các đối tượng để hỗ trợ đạt hiệu quả.

Đối với các dự thảo Nghị quyết: Nghị quyết phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng cửa khẩu quốc tế Tân Nam; Nghị quyết về thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023 - đợt 2; Nghị quyết quy định nội dung và mức chi đối với Đội tuyên truyền lưu động và Đội nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập năm học 2023 - 2024 đến năm học 2025 - 2026 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đại biểu đề nghị bổ sung thêm phần căn cứ đối với các Nghị định, Luật có liên quan. Đối với các dự thảo nghị quyết khác đại biểu cơ bản thống nhất không có ý kiến góp ý thêm.

Tại các tổ thảo luận, lãnh đạo các sở, ngành đã có giải trình và tiếp thu, ghi nhận các ý kiến của đại biểu. Qua đó, hầu hết các đại biểu đều đồng tình, thống nhất cao với các nội dung trình kỳ họp. Đối với các vấn đề đại biểu góp ý cụ thể đối với dự thảo Nghị quyết đã được các cơ quan chuyên môn tiếp thu, giải trình làm rõ trước khi HĐND tỉnh quyết nghị.

Ngọc Cẩn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay4,397
  • Tháng hiện tại18,720
  • Tổng lượt truy cập969,804
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây