ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thuý – Đoàn ĐBQH Tây Ninh: Đưa chức năng “đầu tư” và chức năng “thương mại” ra khỏi các tổ chức tín dụng

Thứ ba - 06/06/2023 18:56 491 0

Chiều ngày 05 tháng 6 năm 2023, Quốc hội thảo luận tại Tổ góp ý Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Đoàn ĐBQH Tây Ninh thuộc Tổ thảo luận số 11 cùng với các Đoàn: Tuyên Quang, Ninh Thuận và Kiên Giang.

 Tham gia góp ý tại buổi thảo luận, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thuý kiến nghị bổ sung, sửa đổi một số vấn đề về: đề nghị bổ sung “Các hành vi nghiêm cấm” vào dự thảo Luật vì thời gian qua, có một số vụ việc đòi nợ thuê của tổ chức, băng nhóm xã hội đen được các kênh thông tin, báo đài đề cập đến hoặc theo phản ánh của một số người dân thì khi đi vay tiền của các tổ chức tín dụng phải trích một phần nhỏ bồi dưỡng cho người làm hồ sơ thủ tục vay, hay vấn đề mua bảo hiểm đối với gói bảo hiểm tiền vay mặc dù Ngân hàng Nhà nước có khẳng định đó không phải là điều kiện bắt buộc;

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy cũng đề nghị đưa chức năng “đầu tư” và chức năng “thương mại” ra khỏi các tổ chức tín dụng, nhằm tách bạch rủi ro do nợ xấu, những vụ việc mất vốn do “ủy thác đầu tư” vừa qua trên thị trường ngân hàng, đã đặt ra yêu cầu cần tách bạch hoạt động “ngân hàng đầu tư” ra khỏi “ngân hàng thương mại”. Đặc biệt là, cần chấm dứt tình trạng ngân hàng thương mại lấy tiền gửi đi đầu tư rủi ro ở một số lĩnh vực mạo hiểm (như bất động sản, chứng khoán), do sự lẫn lộn giữa mô hình hoạt động của “ngân hàng thương mại” và “ngân hàng đầu tư”; đề nghị Ban soạn thảo cần quy định tách bạch giữa “tín dụng thương mại” và “tín dụng chính sách” vì những năm qua, các chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ được NHNN triển khai, chỉ đạo các NHTM và Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, các chương trình tín dụng chưa có sự tách bạch rõ giữa tín dụng thương mại và tín dụng chính sách. Thực tế, Ngân hàng Chính sách Xã hội cho vay các chương trình tín dụng chính sách chủ yếu bằng nguồn vốn được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, còn các NHTM cho vay các chương trình này bằng nguồn vốn tự huy động từ nền kinh tế theo lãi suất thị trường, nên sự chênh lệch về lãi suất huy động vốn và cho vay đã ảnh hưởng đến tài chính của ngân hàng.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại Tổ thảo luận

Ngoài ra, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy đề nghị nghiên cứu bổ sung những quy định minh bạch, công khai về “hoạt động kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng”. Vì công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng đang được Cục Giám sát, quản lý bảo hiểm (Bộ Tài chính) thực hiện thường xuyên thông qua hệ thống báo cáo, quản lý giám sát và hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo hoạt động phân phối bảo hiểm qua ngân hàng tuân thủ quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và quy định pháp luật khác có liên quan…”. Tuy nhiên, thực tế người vay vẫn bị ép mua bảo hiểm khi thực hiện hợp đồng vay vốn; đối với hoạt động của Tổ chức tín dụng là hợp tác xã, tổ chức tài chính vi mô, đề nghị bổ sung quy định về hoạt động làm đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho khách hàng (theo hướng không dùng tiền mặt). Để nâng cao vai trò của ngân hàng hợp tác xã đối với hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân, điều chỉnh về mặt kỹ thuật các quy định để đảm bảo quy trình và cách thực hiện được minh bạch và thống nhất trên toàn hệ thống; bổ sung các quy định áp dụng riêng cho các khoản vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống có mức giá trị nhỏ, cấp hạn mức qua thẻ tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện hơn, nhưng phải hạn chế và đề phòng được những hành vi lợi dụng sự đơn giản và thuận tiện đó để xâm nhập tài khoản của người vay;

Đại biểu đề nghị bổ sung quy định “phạm vi cung cấp thông tin khách hàng”, vì thời gian qua, có một số hoạt động của cơ quan kiểm tra, thanh tra Nhà nước yêu cầu Ngân hàng cung cấp toàn bộ thông tin tài khoản tiền gửi của khách hàng để phục vụ cho một số nhiệm vụ như: kiểm tra việc kê khai tài sản thu nhập, kiểm soát thu nhập nhưng chưa có quy định rõ ràng của pháp luật về phạm vi thông tin khách hàng mà ngân hàng phải cung cấp; bổ sung các quy định liên quan việc điều chỉnh hoạt động ngân hàng bằng phương tiện điện tử và công nghệ viễn thông theo hướng chính xác, thuận tiện và nhanh chóng, đồng thời có kiểm soát một cách hiệu quả, tăng cường hiệu lực pháp luật về giao dịch điện tử, từ huy động và quản lý tiền mặt; giao dịch kinh doanh thương mại không dùng tiền mặt; cho đến các quy trình về xét duyệt cấp tín dụng. Đặc biệt, có biện pháp định hướng và dự phòng, tránh những biến động hoặc khủng hoảng có thể xảy ra…

          Ngày 06/6/2023, Quốc hội họp phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

                                                                                                       Hữu Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay2,843
  • Tháng hiện tại70,383
  • Tổng lượt truy cập1,848,670
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây