Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời nội dung liên quan đến tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên nầm non

Thứ sáu - 11/10/2024 09:54 7 0

* Nội dung câu hỏi: Căn cứ Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/11/2020 quy định về tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường đối với nam tăng lên 62 tuổi, nữ 60 tuổi là không phù hợp với người lao động trực tiếp sản xuất, chỉ nên áp dụng đối với một số ngành nghề và đối tượng có chức vụ. Cụ thể, đối với chế độ hưu trí của giáo viên mầm non: giáo viên mầm non thì đối tượng tiếp xúc, chăm sóc là trẻ nhỏ, việc chăm sóc, giáo dục bé rất vất vả thời gian giữ trẻ dài hơn so với những ngành nghề khác. Cử tri kiến nghị giữ chế độ nghỉ hưu đối với giáo viên nầm non là nữ 55 tuổi và nam là 60 tuổi để phù hợp thực tế.

* Nội dung Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời:

Chế độ hưu trí là một trong các chế độ của chính sách BHXH nhằm đảm bảo nguồn thu nhập hàng tháng cho người lao động khi về già (đến tuổi nghỉ hưu). Theo quy định của pháp luật về BHXH, người lao động để được hưởng lương hưu hàng tháng phải đáp ứng đồng thời hai điều kiện về tuổi đời và thời gian đóng BHXH nhằm đảm bảo hài hòa, cân đối giữa thời gian đóng góp và thời gian thụ hưởng chế độ BHXH của người lao động, từ đó đảm bảo cân đối và bền vững lâu dài của Quỹ BHXH.

Vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được thảo luận, thống nhất thông qua tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Thể chế hóa chủ trương tăng tuổi nghỉ hưu tại Nghị quyết số 28-NQ/TW, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động năm 2019, trong đó Điều 169 và Điều 219 quy định về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng Bộ luật Lao động năm 2019, vấn đề tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể các mặt liên quan. Vì vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định việc điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu hay điều kiện hưởng lương hưu của người lao động không thực hiện tăng ngay lên 62 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ mà được điều chỉnh theo lộ trình mỗi năm chỉ tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Bên cạnh đó, việc tăng tuổi nghỉ hưu cũng đã xem xét đến các yếu tố về tính chất, loại hình lao động và sức khỏe của người lao động, đối với những người lao động làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc những người lao động sức khỏe yếu (bị suy giảm khả năng lao động) thì cũng có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường (nghỉ hưu sớm hơn tối đa 05 tuổi hoặc 10 tuổi tùy từng trường hợp).

Việc bổ sung nghề giáo viên mầm non vào Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (gọi tắt là Danh mục nghề) làm cơ sở xét điều kiện hưởng lương hưu của người lao động được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành, khoản 3 Điều 9 Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH[1] quy định: Bộ quản lý ngành, lĩnh vực rà soát nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc ngành, lĩnh vực quản lý; xem xét ý kiến của người sử dụng lao động để đề xuất sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ, gửi Bộ Lao động - Thưong binh và Xã hội.

Điều 2 Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH[2] quy định: Hằng năm, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực, người sử dụng lao động chủ động rà soát, đánh giá Danh mục nghề theo phương pháp đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định để đề xuất sửa đồi, bổ sung Danh mục nghề phù hợp với sự phát triền kinh tế - xã hội, khoa học công nghệ và quản lý trong từng thời kỳ.

Trong thời gian tới, trên cơ sở đề xuất của các bộ, ngành, địa phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung Danh mục nghề nhằm đảm bảo thực hiện tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện hưởng lương hưu của người lao động.

TTR

 

[1] Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 cùa Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

[2] Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH neày 12/11/2020 cùa Bộ trường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,176
  • Tháng hiện tại32,184
  • Tổng lượt truy cập1,749,209
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây