* Nội dung câu hỏi: Hiện nay, lao động thuộc khu vực phi chính thức chiếm số lượng đông đảo và là lực lượng yếu thế nên rất cần được công đoàn bảo vệ. Cử tri đề nghị xem xét khi trình Quốc hội sửa đổi Luật Công đoàn cần có quy định cho phép người lao động khu vực phi chính thức có quyền thành lập, gia nhập công đoàn để họ được bảo vệ quyền lợi .
* Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trả lời như sau:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung năm 2023, số lao động phi chính thức là 33,3 triệu người. Lao động khu vực phi chính thức luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, bị sai khiến, bị bóc lột sức lao động... Thực tế này đã và đang đòi hỏi tổ chức công đoàn phải đa dạng các hình thức tập hợp NLĐ để bảo vệ quyền lợi cho họ. Nghị quyết số 02 - NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” (Nghị quyết số 02 - NQ/TW) đã đặt ra yêu cầu “có mô hình phù hợp thu hút, tập hợp, bảo vệ người lao động ở khu vực phi chính thức”.
Thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đã mở rộng quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với “người làm việc không có quan hệ lao động” (tại Điều 5). Theo đó, dự thảo Luật quy định “Người lao động Việt Nam có quyển thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đồng thời, bổ sung quy định về nghiệp đoàn cơ sở theo hướng: “Nghiệp đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điêu lệ Công đoàn Việt Nam.
TTR
Ý kiến bạn đọc