* Nội dung câu hỏi: Kinh phí công đoàn là nguồn thu quan trọng để tổ chức Công đoàn thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước còn khó khăn và để công đoàn chủ động, độc lập trong hoạt động, đề nghị trình Quốc hội tiếp tục quy định nguồn thu 2% kinh phí công đoàn trong Luật Công đoàn (sửa đồi). Đồng thời quy định chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình không đóng kinh phí công đoàn.
* Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trả lời như sau:
Tổng Liên đoàn đồng tình với ý kiến của cử tri, kinh phí công đoàn là nguồn thu quan trọng để tổ chức Công đoàn thực hiện nhiệm vụ đại diện, chăm lo và bảo vệ đoàn viên, người lao động. Nghị quyết 02 - NQ/TW đã khẳng định: “Duy trì các nguồn lực hiện có; thu kinh phí công đoàn và khuyến khích xã hội hoá nguồn lực đế công đoàn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở đó, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) kế thừa và giữ nguyên quy định về mức đóng 2% kinh phí công đoàn. Việc tiếp tục duy trì mức đóng 2% kinh phí công đoàn như hiện nay là cần thiết để tổ chức công đoàn đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm chăm lo cho đoàn viên, người lao động, góp phần ổn định và phát triển các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Đồng thời, bổ sung hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 5 Điều 10 dự thảo Luật: “5. Không đóng, chậm đóng kinh phí công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đủng mức quy định; đóng kỉnh phí công đoàn không đủ số người thuộc đổi tượng phải đóng”.
Hiện nay, việc xử phạt đối với các doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đúng mức quy định hoặc không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng đã được quy định tại Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ[1]. Đối với kiến nghị của cử tri, Tổng Liên đoàn xin tiếp thu để tiếp tục nghiên cứu đề xuất chế tài xử lý nghiêm các doanh nghiệp cố tình không đóng kinh phí công đoàn trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật.
TTR
[1] Nghị định số 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01 /2022 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ý kiến bạn đọc