Ngày làm việc thứ 10: Quốc hội thảo luận Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024

Thứ sáu - 31/05/2024 08:02 86 0

Thứ năm, ngày 30/5/2024, Quốc hội làm việc ở Hội trường, buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025 và dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; 

Đi vào nội dung thảo luận về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp, đã có 12 lượt đại biểu tham gia phát biểu, các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng các nội dung trong tờ trình về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội 2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu; các đại biểu cơ bản nhất trí với những nhận định, đánh giá trong việc triển khai giám sát 2023 và những tháng đầu năm 2024 cũng như dự kiến chương trình cho năm 2025 đã nêu trong tờ trình và dự thảo nghị quyết; các đại biểu cũng đánh giá cao việc chủ động xây dựng Chương trình giám sát cả trong nhiệm kỳ, trong năm 2023 và đầu năm 2024 với nhiều nội dung đổi mới rất quan trọng, trong đó năm 2023 và đầu năm 2024 triển khai có 06 nội dung mới với tinh thần theo Đề án Đổi mới hoạt động giám sát của Quốc hội.

Đại biểu cũng đánh giá cao việc lựa chọn hai chuyên đề giám sát năm 2025 là phù hợp, đều là những vấn đề rất quan trọng, những vấn đề nóng, có những vấn đề đột phá và đều là những vấn đề quan trọng; đồng thời, đề nghị tiếp tục giám sát việc thực hiện các nghị quyết chất vấn, giám sát các chuyên đề của Quốc hội trong nhiệm kỳ qua.

Quang cảnh phiên họp

Đại biểu đề nghị giao cho Đoàn đại biểu Quốc hội lựa chọn những nội dung cụ thể trong các chuyên đề giám sát tối cao cũng như giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giám sát cho phù hợp với thực tiễn của địa phương và báo cáo với các đoàn giám sát. Theo dõi việc giải quyết, trả lời các kiến nghị trong báo cáo giám sát của các Đoàn đại biểu Quốc hội. Đại biểu cũng đề nghị là bổ sung thảo luận báo cáo chuyên đề về cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.

Đại biểu cũng nêu là các nội dung chính sách, đây là một trọng tâm trong quá trình giám sát và cần tăng cường phân tích, đánh giá chính sách thật thấu đáo và kỹ lưỡng. Đại biểu cũng đề nghị cần điều phối thời gian giám sát cho phù hợp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đề nghị tăng thêm chuyên đề giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với 02 lĩnh vực như đầu tư công, tài sản công.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các vị đại biểu chọn 01 trong 02 chuyên đề để Quốc hội giám sát tối cao trong năm 2025, cụ thể nguồn nhân lực chất lượng cao để chuẩn bị cho đại hội các cấp cũng là vấn đề cần thiết và vấn đề môi trường cũng là vấn đề bức xúc, kể cả rác thải, ô nhiễm sông, suối, biển, ô nhiễm mỏ, ô nhiễm thành phố, ô nhiễm nông thôn, đây đều là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống người dân; Phó Chủ tịch cho biết, nếu Quốc hội chọn một thì còn một, Ủy ban Thường vụ cũng triển khai giám sát.

Nội dung thứ hai, Quốc hội thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Phó Chủ tịch Quốc hội - Nguyễn Khắc Định điều hành phiên thảo luận; Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Lê Thành Long cũng tham gia giải trình các nội dung góp ý của đại biểu. Phiên họp có 15 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội phát biểu, còn 04 đại biểu đăng ký nhưng hết thời gian; qua thảo luận, đa số ý kiến đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình, đánh giá cao với nội dung Tờ trình và sự chuẩn bị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan chuẩn bị nội dung hồ sơ trình Quốc hội rất chu đáo, cẩn thận; các ý kiến của đại biểu tập trung phân tích, đánh giá sâu sắc hơn về kết quả tồn tại, hạn chế nguyên nhân trong công tác xây dựng pháp luật 2023, 2024, 2025, đầu nhiệm kỳ đến nay và nhìn đến cuối nhiệm kỳ; đề xuất các biện pháp, giải pháp cụ thể để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật.

Chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe các báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022, Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; sau đó Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp. Phiên thảo luận đã có 16 lượt đại biểu phát biểu, còn 16 đại biểu chưa phát biểu, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay mặt cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đã phát biểu; đa số ý kiến đại biểu đánh giá cao tinh thần, trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ủy ban Quốc phòng và An ninh và cơ quan soạn thảo, các bộ, ngành liên quan, hữu quan nghiên cứu kỹ lưỡng phục vụ việc tiếp thu, chỉnh lý, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội, hoàn thiện nội dung của dự thảo luật. Hầu hết ý kiến đã cơ bản nhất trí bố cục với nhiều nội dung của dự thảo luật và báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đồng thời đề nghị cần làm rõ, bổ sung một số nội dung như về thành lập Quỹ công nghiệp quốc phòng, an ninh. Đây là một nội dung được các đại biểu quan tâm và đã phát biểu ý kiến; việc nhập khẩu áo giáp; về giao nhiệm vụ đặt hàng đấu thầu sản xuất sản phẩm quốc phòng, an ninh; việc xác định "công nghiệp quốc phòng là ngành đặc thù, phải được chăm lo, xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù"; về cơ chế, chính sách đặc thù đối với hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; về chuyển giao khoa học công nghệ quân sự…

Thứ sáu, ngày 31/5/2024, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022 (trong đó có việc thực hiện quy định tại Nghị quyết số 91/2023/QH15 về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 và Nghị quyết số 94/2019/QH14 về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước); về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

KC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay1,463
  • Tháng hiện tại46,010
  • Tổng lượt truy cập1,927,541
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây