* Nội dung câu hỏi: Hiện nay, tỷ lệ người hưởng Bảo hiểm xã hội một lần tập trung đông ở nhóm tuổi từ 30 đến 40 do áp lực về tài chính (bắt đầu tự lập, tiếp tục đầu tư học tập nâng cao trình độ nghề, lập gia đình, nuôi con nhỏ...) và sự thay đổi, gián đoạn trong công việc (công việc chưa ổn định, bản thân muốn tìm kiếm cơ hội tốt hơn...), đặc biệt là do quan ngại về vấn đề “trượt giá” đồng tiền trong nước. Kiến nghị Chính phủ sớm có giải pháp để hạn chế việc rút Bảo hiểm xã hội một lần, đảm bảo nhiều người dân nằm trong lưới an sinh xã hội.
* Nội dung Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trả lời:
Ngày 23/5/2018, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH, trong đó đã đặt ra yêu cầu có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần.
Triển khai Nghị quyết số 50/2022/QH15 ngày 13/6/2022 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật BHXH sửa đổi[1]. Để giảm tình trạng hưởng BHXH một lần, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, dự thảo Luật BHXH sửa đổi đã có nhiều sửa đổi, bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận BHXH một lần; đồng thời cũng đề xuất các phương án quy định về hưởng BHXH một lần để báo cáo Quốc hội. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã trao đổi, thảo luận, cho ý kiến đối với dự án Luật BHXH sửa đổi, trong đó có nhiều ý kiến về vấn đề hưởng BHXH một lần. Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các cơ quan thẩm tra, cơ quan của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Luật BHXH sửa đổi và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Ý kiến bạn đọc