Bộ Tài chính trả lời liên quan đến việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương để đảm bảo chính sách hỗ trợ

Thứ ba - 09/04/2024 16:42 743 0

* Nội dung câu hỏi: 

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 08/10/2021 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (sau đây gọi tắt là chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP); trong đó tại điểm đ, khoản 2, mục I Nghị quyết số 68/NQ-CP có quy định: “Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này”.

Do công tác phòng, chống dịch và thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP là rất khẩn cấp nên trong các năm 2021 và 2022, địa phương đã cắt giảm, tiết kiệm chi tối đa ngân sách các cấp, đồng thời huy động nguồn Quỹ Dự trữ tài chính địa phương vào ngân sách cấp tỉnh để tập trung nguồn lực chi phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, bao gồm ứng trước nguồn ngân sách địa phương (NSĐP) để chi trả trước phần kinh phí thuộc nhiệm vụ ngân sách Trung ương (NSTW).

Trong đó, đối với kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, tỉnh Tây Ninh đã thực chi (có xác nhận của KBNN) là 975,997 tỷ đồng, trong đó: kinh phí thuộc nhiệm vụ NSĐP chi trả là 613,854 tỷ đồng, sử dụng từ các nguồn: Dự phòng ngân sách: 1,918 tỷ đồng; quỹ dự trữ tài chính địa phương: 9,369 tỷ đồng; nguồn tiết kiệm chi dành chi Covid-19: 0,682 tỷ đồng; cải cách tiền lương: 601,885 tỷ đồng.

Thực hiện ý kiến của Bộ Tài chính tại Công văn số 8834/BTC-NSNN ngày 18/8/2023 về thẩm định nhu cầu và nguồn cải cách tiền lương năm 2022, trong đó có ý kiến đối với kinh phí hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 năm 2021 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ như sau: “Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 quy định: “... Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của Ọuốc hội cho phép”.

Ngày 13/11/2021, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 34/2021/ỌH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022; theo đó tại khoản 2 Điều 2 quy định: “Trường hợp đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch COV1D-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương (CCTL), cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021 và năm 2022.”.

Căn cứ quy định nêu trên, không được sử dụng nguồn CCTL còn dư để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (phần ngân sách địa phương đảm bảo), đề nghị Tỉnh sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.”.

Tỉnh Tây Ninh đã cố gắng rà soát, tập trung toàn bộ nguồn tiết kiệm chi ngân sách thường xuyên của niên độ ngân sách 2022 để hoàn trả lại nguồn CCTL đã sử dụng để đảm bảo chi thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP là: 316,860 tỷ đồng. Nguồn cải cách tiền lương còn đang sử dụng để thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP là 285,025 tỷ đồng (601,885 tỷ đồng - 316,860 tỷ đồng).

Chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 do Chính phủ ban hành là rất thiết thực, thể hiện tính nhân văn của Đảng, Nhà nước, cũng nhằm giúp ổn định, đảm bảo đời sống, an ninh trật tự, an toàn xã hội, góp phần tạo động lực phục hồi nền kinh tế nên việc bố trí ngân sách các cấp để thực hiện là phù hợp. Tuy nhiên, tỉnh cũng đã rất cố gắng tập trung nguồn để hoàn trả nguồn CCTL nhưng hiện không thể tiếp tục cân đối nguồn để hoàn trả (trong đó số dư Quỹ dự trữ tài chính địa phương đến hết ngày 31/8/2023 là 10,078 tỷ đồng, còn rất thấp nên không thể tiếp tục huy động). Trong khi đó, tỉnh Tây Ninh là địa phương chưa tự cân đối ngân sách, còn là tỉnh biên giới nên nhu cầu nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển, quốc phòng an ninh, an sinh xã hội,… là rất lớn.

Do đó, kiến nghị Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ cho phép địa phương được sử dụng nguồn CCTL để đảm bảo chính sách hỗ trợ đã thực hiện, số tiền: 285,025 tỷ đồng; trường hợp không cho phép sử dụng nguồn CCTL thì bổ sung hỗ trợ từ nguồn NSTW để hoàn trả lại nguồn CCTL của NSĐP đã sử dụng nêu trên.

* Nội dung Bộ Tài chính trả lời: 

Điểm c, đ khoản 2 Mục I Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ quy định về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định:

“c) Bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mọi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II Nghị quyết này) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia. ”

“đ) Việc hỗ trợ ngân sách nhà nước thực hiện như sau:

Các tỉnh, thành phổ có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 60% tự bảo đảm kinh phí thực hiện.

Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc:

- 80% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên.

- 60% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miên núi, Tây Nguyên).

- 40% mức thực chi theo quy định tại Nghị quyết này đối với các tỉnh, thành phố có tỳ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương còn lại.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động sử dụng 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70%) quỹ dự trữ tài chính địa phương, nguồn cải cách tiền lương còn dư để thực hiện theo các nguyên tắc, chế độ hỗ trợ quy định tại Nghị quyết này. ”

Khoản 3 Điều 4 Nghị quyết số 23/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021- 2025 quy định: “ ...Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư: cho đầu tư xảy dựng cơ bản và các mục đích khác, trừ trường hợp Nghị quyết của Quốc hội cho phép, Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 34/2021/QH15 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 quy định: “Trường hợp đã sử dụng hết nguồn ngân sách địa phương, nguồn lực hợp pháp khác để chi phòng, chống dịch COVID-19 và cam kết bảo đảm đủ nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương, cho phép các địa phương được sử dụng nguồn cải cách chính sách tiền lương còn dư để chi phòng, chống dịch COVID-19 trong năm 2021 và năm 2022. ”. Theo đó, không được sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 (phần ngân sách địa phương đảm bảo).

Căn cứ quy định tại các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết của Chính phủ nêu trên, Bộ Tài chính đã có các văn bản: Văn bản số 8834/BTC- NSNN ngày 18/8/2023, Văn bản số 8842/BTC-NSNN ngày 18/8/2023 và Văn bản số 14110/BTC-NSNN ngày 22/12/2023 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, theo đó, ngân sách trung ương hô trợ 60% phần kinh phí cho ngân sách Tỉnh theo đúng chế độ quy định là 280,004 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP; đồng thời, đề nghị Tỉnh sử dụng ngân sách địa phương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện phần ngân sách địa phương đảm bảo theo đúng quy định, không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Tỉnh thực hiện theo đúng quy định tại Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và các Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

TTR (tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Thành viên online1
  • Khách truy cập26
  • Hôm nay1,224
  • Tháng hiện tại46,594
  • Tổng lượt truy cập1,994,205
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây