Bộ Tư pháp trả lời liên quan đến việc xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Thứ ba - 06/02/2024 15:55 47 0

* Nội dung câu hỏi: Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 15 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP. Nhưng hiện nay do họ đã về Việt Nam rất lâu không có điều kiện liên hệ cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xin cấp “giấy xác nhận nêu rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài” nên không đáp ứng điều kiện để trở lại quốc tịch Việt Nam.

Kiến nghị Bộ Tư pháp có hướng tháo gỡ cho những trường hợp này để được trở lại quốc tịch Việt Nam và đăng ký thường trú cũng như sở hữu tài sản do cha mẹ để lại.

* Nội dung Bộ Tư pháp trả lời:

Khoản 2 Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: Người xin trở lại quốc tịch Việt Nam không được trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu việc đỏ làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam. Vì vậy, để bảo đảm chặt chẽ, bên cạnh quy định về việc xác minh nhân thân của người xin trở lại quốc tịch Việt Nam, điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định số 16/2020/NĐ-CP quy định: Trường hợp người xin trở lại quốc tịch Việt Nam vì lý do đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài, nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài thì phải có giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận rõ về lý do không được nhập quốc tịch nước ngoài (vì trên thực tế, nhiều trường hợp đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài là do vi phạm pháp luật của nước đó).

Tuy nhiên, như phản ánh của cử tri, thời gian gần đây có một số trường hợp đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài và hiện đang cư trú tại Việt Nam (đều là các cô dâu gốc Việt lấy chồng Trung Quốc (Đài Loan)), gặp khó khăn trong việc xin giấy xác nhận về việc không được nhập quốc tịch Trung Quốc (Đài Loan). Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị các địa phưcmg rà soát, lập danh sách những trường hợp này nhằm nắm bắt thông tin cụ thể để nghiên cứu giải pháp tháo gỡ. Trước mắt, đề nghị Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh hướng dẫn người dân liên hệ với Văn phòng Văn hoá - Kinh tế Đài Bắc tại Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh để được hỗ trợ.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập45
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách truy cập40
  • Hôm nay1,155
  • Tháng hiện tại74,763
  • Tổng lượt truy cập932,118
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây