Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời liên quan đến việc triển khai gói hỗ trợ tài chính cho tiêu dùng khơi thông sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp

Thứ năm - 01/02/2024 16:14 135 0

Nội dung câu hỏi: Kiến nghị Chính phủ xem xét, triển khai gói hỗ trợ tài chính cho tiêu dùng khơi thông sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp (vì hiện nay, hàng hoá doanh nghiệp sản xuất chậm tiêu thụ rất khó khăn). Đồng thời, có thêm các giải pháp kích cầu tiêu dùng hiệu quả hơn nữa để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Nội dung trả lời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉ đạo các Tổ chức tín dụng (TCTD) và 04 lần tổ chức cuộc họp với các Ngân hàng Thương mại (NHTM) yêu cầu tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay đối với các khoản cho vay còn dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới (phấn đấu mức giảm tối thiểu 1,5-2%/năm).

Đến nay, mặt bằng lãi suất đã có xu hướng giảm (lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân của các giao dịch phát sinh mới bằng VND của các NHTM giảm khoảng hơn 2,5%/năm so với cuối năm 2022) . Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với mốt số ngành lĩnh vực ưu tiên ở mức 4,0%/năm. Với tác động có độ trễ của chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và các biện pháp đồng bộ khác của NHNN dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm.

Về việc xem xét, triển khai gói hỗ trợ tài chính cho tiêu dùng:

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét tín dụng tiêu dùng là một trong những động lực tăng trưởng và hỗ trợ sản xuất kinh doanh, thời gian qua, NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp góp phần mở rộng, hỗ trợ tín dụng tiêu dùng, cụ thể như: Hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động tín dụng tiêu dùng; Khuyến khích các TCTD mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, cho vay với lãi suất hợp lý, đơn giản hóa thủ tục cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận tín dụng qua các kênh chính thức, đặc biệt là với người dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; Phát triển mạng lưới nhằm gia tăng tiếp cận tín dụng đến người dân, đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng, hợp pháp của nhân dân; Tăng cường hoạt động truyền thông về cơ chế, chính sách cho vay, dịch vụ ngân hàng đến đông đảo người dân; Tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người lao động, khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Với những những giải pháp đồng bộ mà ngành Ngân hàng đã triển khai góp phần đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng, kết quả đến cuối tháng 11/2023, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống và dư nợ tín dụng qua thẻ tín dụng của toàn hệ thống các TCTD đạt trên 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 2,93% so với cuối năm 2022, chiếm khoảng 21,05% dư nợ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao đã nghiên cứu kích cầu tiêu dùng qua các chính sách như: xem xét miễn, giảm các thuế khác để doanh nghiệp có thể cắt giảm giá bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, tăng đầu tư và chi tiêu công... đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa sản xuất và kích cầu tiêu dùng. 

TTR

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay2,812
  • Tháng hiện tại70,352
  • Tổng lượt truy cập1,848,639
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây