Thanh tra Chính phủ trả lời liên quan đến việc chuyển đổi vị trí công tác theo khoản 3 Điều 25 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018

Thứ năm - 23/05/2024 13:56 69 0

* Nội dung câu hỏi: Việc chuyển đổi vị trí công tác các trường hợp đặc biệt chỉ có duy nhất một người có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng tiêu chuẩn vị trí việc làm theo khoản 3 Điều 25 Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 chưa dự liệu được những trường hợp công tác xa nhà nhưng không bố trí được nhà công vụ cho cán bộ, công chức;… (thường là ở cấp xã), chức danh giống nhau nhưng đặc thù chuyên môn khác nhau (thường là ở cấp tỉnh), biến động nhân sự ngành Thanh tra (thường là ở Thanh tra sở, Thanh tra cấp huyện) đã và đang là vấn đề nan giải trong nhiều năm, đã được kiến nghị xem xét điều chỉnh, hướng dẫn nhiều lần nhưng chưa được giải quyết.

Mặt khác, xét theo góc độ khoa học hành chính, bộ máy Nhà nước của Việt Nam trước đây áp dụng mô hình chức nghiệp nên việc chuyển đổi vị trí công tác dễ thực hiện. Tuy nhiên, trong những năm gần đây đang chuyển dần sang mô hình việc làm (cụ thể là xây dựng bảng mô tả vị trí việc làm) nên tính chuyên môn hóa cao hơn, từ đó dẫn đến việc thực hiện quy định chuyển đổi vị trí khó khăn hơn.

Do đó, kiến nghị Chính phủ hướng dẫn cụ thể cách thức xử lý các trường hợp nêu trên theo đúng quy định pháp luật; chỉ đạo xem xét xây dựng chính sách nhà công vụ theo hướng mở rộng đối tượng để hỗ trợ cho các trường hợp công tác xa nhà do chuyển đổi công tác (Thanh tra tỉnh).

* Nội dung Thanh tra Chính phủ trả lời:

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, từng bước đẩy mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, phần nào đã kiểm soát tốt được tham nhũng. Dựa trên khung pháp lý về phòng, chống tham nhũng, có thể thấy các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được áp dụng khá phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, cụ thể là các giải pháp như: Giáo dục về phòng, chống tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; công khai, minh bạch, v.v... Đặc biệt, công tác chuyển đổi vị trí công tác là một trong những giải pháp phòng ngừa tham nhũng được đánh giá là một trong những giải pháp được tiến hành một cách rộng rãi, chặt chẽ và bài bản, hiệu quả cao.

Tại Khoản 1 Điều 24 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: “Cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền có trách nhiệm định kỳ chuyền đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhằm phòng ngừa tham nhũng. Việc luân chuyển cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định về luân chuyển cán bộ”.

Qua đó có thể thấy, khác với mục đích của hoạt động luân chuyển là nhằm đào tạo, bồi dưỡng toàn diện cán bộ lãnh đạo, quản lý; hay mục đích của hoạt động điều động và biệt phái là nhằm thực hiện công việc, nhiệm vụ của cơ quan. Mục đích cốt lõi của chuyển đổi vị trí công tác, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam, là nhằm phòng ngừa tham nhũng. Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện như là một biện pháp, giải pháp để phòng, chống tham nhũng; cụ thể là, tránh tình trạng một người làm quá lâu ở một vị trí, lợi dụng vị trí công tác, mối quan hệ quen biết trong công tác để thực hiện hành vi tham nhũng. Việc chuyển đổi vị trí công tác không những tạo môi trường, điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà còn giúp họ tích lũy kinh nghiệm thực tế ở những vị trí công tác khác nhau. Mặc dù không thay đổi về vị trí việc làm cũng như chuyên môn, nhưng ở môi trường làm việc khác nhau, ở những địa phương khác nhau thì cách xử lý công việc cũng sẽ giúp cho cán bộ, công chức, viên chức nâng cao được kỹ năng xử lý công việc cũng như nhu cầu và ý thức nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân mình hơn.

Ngoài ra, việc chuyển đổi vị trí công tác cũng góp phần điều chỉnh, tăng cường cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ cho các lĩnh vực quản lý, địa bàn cần thiết khi có yêu cầu (đặc biệt là các địa bàn biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa...). Đây là biện pháp quan trọng để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có điều kiện để tiếp cận và thông thạo nhiều lĩnh vực công việc ở nhiều vị trí khác nhau, có năng lực thực tiễn để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu. Qua đó, cũng là phương thức để bồi dưỡng cán bộ, giúp cơ quan, tổ chức công lựa chọn ra được nhân lực có năng lực thực sự, phẩm chất tốt, có ý thức trong công việc, nhiệm vụ của mình.

Đối với kiến nghị của cử tri về việc "chỉ đạo xem xét xây dựng chính sách nhà công vụ theo hướng mở rộng đối tượng để hỗ trợ cho các trường hợp công tác xa nhà do chuyển đổi công tác”, nội dung này nằm ngoài thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ. Thanh tra Chính phủ sẽ chuyển nội dung này tới Thủ tướng Chính phủ để Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu, xem xét, giải quyết.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Hôm nay746
  • Tháng hiện tại46,116
  • Tổng lượt truy cập1,993,727
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây