Thanh tra Chính phủ trả lời liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước

Thứ năm - 23/05/2024 14:02 43 0

* Nội dung câu hỏi: Công tác phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài Nhà nước theo Điều 81, 82 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cho đến nay vẫn còn là nội dung rất mới đối với các địa phương (trừ những địa phương lớn là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, v.v) do khả năng xảy ra vấn đề hầu như rất ít. Ngoài ra, thẩm quyền của Thanh tra tỉnh phải tổ chức thanh tra đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng thuộc phạm vi kiểm soát đang bị ràng buộc bởi Điều 58 và điểm a khoản 3 Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, cụ thể điều kiện tiên quyết để có thể thanh tra với các tổ chức này chính là “Có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng” hoặc “Yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng”; trên thực tế rất khó để đảm bảo điều kiện này (trừ cấp Bộ, ngành tiếp cận nhiều thông tin và có sẵn nguồn lực chuyên trách). Thanh tra tỉnh chỉ có thể tổ chức kiểm tra thường xuyên do chưa có cơ chế ràng buộc cụ thể; nếu không có cơ sở nêu trên mà tiến hành thanh tra thì có thể sẽ bị các tổ chức này khiếu nại hoặc khởi kiện hành chính, làm ảnh hưởng đến uy tín địa phương, ngành Thanh tra cũng như tạo dư luận không tốt về việc gây khó khăn, cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty đại chúng và tổ chức tín dụng.

Kiến nghị Chính phủ xem xét, tham mưu bổ sung quy định nhằm pháp lý hóa thẩm quyền kiểm tra của Thanh tra tỉnh nói riêng, các cơ quan thanh tra có thẩm quyền kiểm soát công tác phòng chống tham nhũng tại các tổ chức ngoài Nhà nước nói chung. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức tập huấn chuyên đề riêng đối với công tác này để hướng dẫn chuyên sâu cho thanh tra các địa phương thực hiện có chất lượng, hiệu quả (Thanh tra tỉnh).

Thanh tra Chính phủ trả lời:

Theo quy định tại Điều 58, Điều 59 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP và Điều 80 Điều 81 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Thanh tra tỉnh chỉ tiến hành thanh tra đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước khi có dấu hiệu rõ ràng về việc vi phạm trong áp dụng các biện pháp phòng, chống tham nhũng gồm: (i) Nguyên tắc công khai, minh bạch, nội dung công khai, minh bạch, hình thức công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai, minh bạch; (ii) Kiểm soát xung đột lợi ích; (iii) Trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu.

Căn cứ ra quyết định thanh tra gồm: (i) Có dấu hiệu thực hiện không đúng quy định về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm: không ban hành quy định; không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các biện pháp theo quy định; có thực hiện nhưng không kiểm tra, giám sát việc thực hiện theo quy định; (ii) Yêu cầu của việc giải quyết phản ánh, tố cáo về hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng (được quy định tại Điều 78, Điều 79 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Như vậy, căn cứ và nội dung thanh tra đã được quy định cụ thể, rõ ràng tại Luật PCTN và Nghị định so 59/2029/NĐ-CP. Ngoài những nội dung nêu trên, Thanh tra tỉnh không có thẩm quyền tiến hành thanh tra hoặc kiểm tra đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Thành viên online1
  • Khách truy cập16
  • Hôm nay2,212
  • Tháng hiện tại48,195
  • Tổng lượt truy cập1,826,482
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây