* Nội dung câu hỏi: Luật Thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn chưa dự liệu được trường hợp Thủ trưởng cơ quan Thanh tra có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra. Đây là trường hợp xung đột lợi ích quy định tại khoản 8 Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ. Trong trường hợp Phó Chánh Thanh tra ký ban hành quyết định thanh tra và kết luận thanh tra thì về mặt pháp lý vẫn chỉ là ký thay, khả năng tác động ảnh hưởng vẫn không thay đổi.
Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu bổ sung quy định khi Thủ trưởng cơ quan thanh tra có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra thì Phó Chánh Thanh tra là người tổ chức tiến hành thanh tra và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
* Nội dung Thanh tra Chính phủ trả lời:
Tại khoản 4, 5 Điều 60 Luật Thanh tra năm 2022 quy định về xung đột lợi ích khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết điều này. Tại các Điều 26, 27, 28, 29 Nghị định số 43/2023/ND-CP ngày 30/6/2023 quy định biện pháp thi hành Luật Thanh tra quy định cụ thể về trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra, các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra nhằm đảm bảo không có xung đột lợi ích trong hoạt động thanh tra.
TTR
Ý kiến bạn đọc