* Nội dung câu hỏi: Luật Thanh tra năm 2022 chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng con dấu của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra; các trường hợp nào là cần thiết phải thực hiện thẩm định dự thảo kết luận thanh tra theo Điều 77 Luật Thanh tra năm 2022. Kiến nghị Chính phủ nghiên cứu trình Quốc hội bổ sung quy định hướng dẫn đối với các nội dung trên.
* Nội dung Thanh tra Chính phủ trả lời:
Hiện nay, Luật Thanh tra năm 2022 và các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành không quy định việc sử dụng con dấu của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra trong quá trình tiến hành thanh tra. Do đó, trong quá trình tiến hành thanh tra người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra thực hiện việc ký, đóng dấu đối với các văn bản trong hoạt động thanh tra theo quy định chung của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu và quy định về công tác văn thư. Đối với những văn bản thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra cần thiết phải ký, đóng dấu thì Trưởng đoàn thanh tra trình người có thẩm quyền ký ban hành; đối với những văn bản không cần thiết phải đóng dấu thì Trưởng đoàn thanh tra ký văn bản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng đoàn thanh tra theo quy định tại Điều 81 của Luật Thanh tra và các quy định khác có liên quan.
Đối với nội dung kiến nghị “các trường hợp nào là cần thiết phải thực hiện thẩm định dự thảo kết luận thanh tra theo Điều 77 Luật Thanh tra năm 2022” Thanh tra Chính phủ tiếp thu kiến nghị của cử tri để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động thanh tra.
TTR
Ý kiến bạn đọc