Thanh tra Chính phủ trả lời liên quan đến Bộ Chỉ số tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ

Thứ năm - 23/05/2024 13:59 116 0

* Nội dung câu hỏi: Bộ Chỉ số tự đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng hằng năm theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) vẫn còn được ban hành thuộc thẩm quyền của Thanh tra Chính phủ nên sự quan tâm của các ngành, địa phương chưa cao.

Mặt khác, những tồn tại, hạn chế trong các tiêu chí đánh giá cũng như cách thức cung cấp hồ sơ, yếu tố cảm quan của người thẩm định, các tiêu chí đánh giá chưa đồng bộ và sát với thực tiễn, có thể điển hình như sau:

+ Tiêu chí xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng yêu cầu trong năm phải có ít nhất 01 trường hợp kỷ luật thuộc các mức khiển trách, cảnh cáo, cách chức; chưa đánh giá được các trường hợp được miễn/giảm trách nhiệm, các trường hợp bị xử lý hình sự thay vì xử lý kỷ luật. Nếu không có thì mất điểm.

+ Tiêu chí phát hiện tham nhũng tính tỷ lệ phát hiện tham nhũng trên các hình thức kiểm soát hành chính (thanh tra, kiểm tra, giám sát) là chưa phù hợp; do không thể 100% các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát đều có thể phát hiện tham nhũng.

+ Tiêu chí xử lý kỷ luật hành chính đối với tổ chức để xảy ra tham nhũng: Quy định pháp luật hiện hành không quy định việc xử lý kỷ luật hành chính với cơ quan, tổ chức; việc thay thế bằng kết quả xử lý mặt Đảng đối với tổ chức đảng để xảy ra tham nhũng là không khách quan, điển hình như nhiều trường hợp tổ chức đảng có người tham nhũng nhưng do nhiều yếu tố dẫn đến tổ chức đảng không bị xử lý kỷ luật (người tham nhũng không phải là Đảng viên; quan điểm chủ quan của cơ quan xử lý; tổ chức đảng là tập hợp Đảng viên, quần chúng của nhiều cơ quan nên công tác lãnh đạo, chỉ đạo chưa sâu sát về khách quan; v.v); trong khi đó cơ quan Thanh tra hay chính UBND cấp có thẩm quyền cũng không có quyền can thiệp, góp ý thẩm quyền xử lý kỷ luật Đảng.

+ Ngoài ra, Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng năm 2022 vừa rồi còn tồn tại một số vướng mắc như: (1) Tiêu chí mang tính chất “chỉ tiêu”, nếu không phát sinh thì không có điểm nhưng pháp luật không quy định (như tiêu chí chỉ đạo xử lý tố cáo, phản ánh về tham nhũng; xử lý xung đột lợi ích, xử lý trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, phát hiện tham nhũng qua các hình thức kiểm soát hành chính, tài sản tham nhũng v.v); (2) Chỉ tiêu không được công bố, yêu cầu về mặt số lượng nhưng đến khi đánh giá thì mới có yêu cầu (tiêu chí thanh, kiểm tra việc thực hiện pháp luật phòng chống tham nhũng đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước yêu cầu phải thực hiện đủ 04 cuộc/năm; trong khi lẽ ra phải có chỉ đạo ngay từ đầu năm 2022) cần được xem lại.

Do đó, kiến nghị Chính phủ xem xét, ban hành Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của Chính phủ để tăng cường trách nhiệm của Ban ngành, địa phương (tương tự các chỉ số PCI, PAPI, v.v); xem xét hoàn thiện nội dung tiêu chí đánh giá của Bộ Chỉ số để phản ánh đúng thực tiễn của Bộ ngành, địa phương và phù hợp với quy định pháp luật (Thanh tra tỉnh).

* Thanh tra Chính phủ trả lời:

Tại Điều 16, Luật PCTN giao Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác PCTN trong phạm vi cả nước, trong đó có nội dung đánh giá về công tác PCTN; tại Điều 17 Luật PCTN năm 2018 quy định các tiêu chí đánh giá về công tác PCTN và giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này. Trên cơ sở đó, ngày 01/7/2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2019/NĐ- CP, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN, trong đó Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ tổ chức đánh giá về công tác PCTN hằng năm (tại Điều 21).

Căn cứ quy định hiện hành nêu trên, hàng năm, Thanh tra Chính phủ xây dựng Kế hoạch, Ban hành Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN và hướng dẫn địa phương triển khai công tác đánh giá. Kết quả tự đánh giá của địa phương được Thanh tra Chính phủ rà soát, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Do đó, hiện nay công tác đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh hằng năm do Thanh tra Chính phủ thực hiện là đúng quy định của pháp luật về PCTN.

Thanh tra Chính phủ căn cứ chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC và cơ sở thực tế công tác PCTN, thường xuyên rà soát và điều chỉnh để Bộ chỉ số đánh giá công tác PCTN được hoàn thiện hơn, vừa bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước vừa đảm bảo phù hợp với thực tế và thuận lợi trong quá trình đánh giá. Thanh tra Chính phủ ghi nhận kiến nghị của cử tri đối với một số nội dung bất cập của tiêu chí đánh giá trong Bộ chỉ số năm 2022 đề nghiên cứu, hoàn thiện Bộ chỉ số trong thời gian tới.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay519
  • Tháng hiện tại45,889
  • Tổng lượt truy cập1,993,500
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây