Bộ Nội vụ trả lời cử tri liên quan đến nguyên tắc công chức thừa hành, chịu sự chỉ đạo theo thứ bậc hành chính

Thứ ba - 16/01/2024 14:43 54 0

* Nội dung câu hỏi: Luật Cán bộ công chức quy định nguyên tắc rằng công chức thừa hành, chịu sự chỉ đạo theo thứ bậc hành chính là nguyên tắc trong Luật Cán bộ công chức. Nguyên tắc cũng nói rằng công chức có quyền kiến nghị cấp trên trực tiếp nếu chỉ đạo sai, nếu cấp trên trực tiếp giữ quan điểm thì có quyền kiến nghị lên cấp trên cao hơn và không chịu trách nhiệm về công việc nếu chỉ đạo đó là sai. Nhưng, nếu chỉ đạo đó là lời nói, không có bút tích, chứng minh thì khi xảy ra sai phạm ai sẽ chịu trách nhiệm. Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động, tìm kiếm việc làm cực kỳ khó khăn, hầu hết ai cũng giữ tâm lý muốn giữ mình vì công việc nên ngại phản ánh, vấn đề này cần được ghi nhận để có giải pháp khắc phục. Hiện tượng này xảy ra tại một số cơ quan, đơn vị, nhất là cấp xã. Kiến nghị Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ một số giải pháp công khai, minh bạch hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, đồng thời quy định trách nhiệm gắn với công tác cán bộ, góp phần tạo điều kiện để công chức thừa hành yên tâm công tác, mạnh dạn đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới

* Nội dung Bộ Nội vụ trả lời: 

Tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) quy định nghĩa vụ của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ phải “chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”. Nội dung trên đã quy định rõ nghĩa vụ cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên, đồng thời được bảo lưu ý kiến của mình và không chịu trách nhiệm khi thực hiện theo quyết định của cấp trên. Căn cứ quy định của Luật, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định để thể hiện rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức về nội dung nêu trên tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP , Nghị định số 115/2020/NĐ-CP , Nghị định số 73/2020/NĐ-CP và được các cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể hoá tại các quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Trong năm 2024, Bộ Nội vụ sẽ lập hồ sơ đề nghị sửa đổi Luật Cán bộ, công chức, Luật viên chức. Tiếp thu ý kiến kiến nghị của cử tri tỉnh Tây Ninh, trong quá trình sửa đổi Luật Cán bộ, công chức và các quy định có liên quan, Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định nhằm quy định rõ hơn trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thực thi công vụ, bảo đảm công khai, minh bạch để cán bộ, công chức yên tâm công tác, mạnh dạn đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập40
  • Hôm nay1,018
  • Tháng hiện tại74,626
  • Tổng lượt truy cập931,981
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây