Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh giám sát “Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn tỉnh”

Thứ ba - 23/04/2024 10:40 118 0

Nhằm xem xét, đánh giá việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước các cấp trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương, các quy định pháp luật và các nhiệm vụ theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2021-2030; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và các văn bản chỉ đạo thực hiện có liên quan; làm rõ những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện.

Chiều ngày 22/4/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức giám sát Công tác cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số giai đoạn 2021 - 2023 trên địa bàn tỉnh”. Chủ trì cuộc giám sát là ông Nguyễn Thành Tâm - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh cùng các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh bà Nguyễn Đài Thy - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy và ông Nguyễn Thanh Phong – Tỉnh ủy viên; tham dự cuộc giám sát có các đồng chí Trưởng ban, Phó Trưởng các Ban HĐND tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh. Mời tham dự đoàn giám sát có bà Hoàng Thị Thanh Thúy – Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, một số đại biểu HĐND tỉnh; đại diện Thường trực HĐND: huyện Gò Dầu và huyện Dương Minh Châu.

Về phía đơn vị được giám sát có ông Nguyễn Thanh Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Văn Chiến - Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh: Công an tỉnh; Lao động – Thương binh và Xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Tư pháp, Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Thanh tra tỉnh; Cục Thuế, Ngoại vụ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tây Ninh, Trảng Bàng, Hòa Thành, Gò Dầu, Dương Minh Châu.

Quang cảnh buổi làm việc

Theo báo cáo của UBND tỉnh hệ thống cán bộ, công chức đầu mối làm nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được bố trí tại cấp tỉnh: 23 CBCCVC, cấp huyện 10 CBCCVC của các cơ quan, đơn vị, địa phương trực tiếp hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh. Ngân sách cấp tỉnh thực hiện chuyển đổi số: với tổng kinh phí 206.978 triệu đồng. Ngoài ra ngân sách còn chi cho các hoạt động rà soát TTHC, cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và tuyên truyền cải cách TTHC: 785.810.000 đồng, và các nguồn kinh phí chi cho một số hoạt động khác có liên quan. Mức độ hài lòng của Nhân dân và doanh nghiệp về giải quyết TTHC ở các lĩnh vực đạt tối thiểu 90%: Cơ bản hoàn thành (Năm 2022 96,28%; Năm 2023 88,87%). Tỷ lệ hồ sơ TTHC do các sở, ban, ngành tiếp nhận được giải quyết đúng hạn. Tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận (trong kỳ): 1.096.990 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đã giải quyết xong: 1.062.487 hồ sơ. Tổng số hồ sơ đã giải quyết đúng hạn, trước hạn: 1.029.282 hồ sơ. Tổng số hồ sơ giải quyết trễ hạn và còn trong quá trình xem xét thụ lý chuyển qua chu kỳ tiếp theo: 34.503 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp huyện tiếp nhận được giải quyết đúng hạn: Tổng số TTHC đã tiếp nhận: 89.425 hồ sơ; tổng số hồ sơ TTHC đã giải quyết xong: 87.700 hồ sơ; tổng số hồ sơ TTHC giải quyết đúng hạn, trước hạn: 86.008 hồ sơ; tổng số hồ sơ giải quyết trễ hạn và còn trong quá trình xem xét thụ lý chuyển qua chu kỳ tiếp theo: 1.725 hồ sơ. Tỷ lệ hồ sơ TTHC do UBND cấp xã tiếp nhận được giải quyết đúng hạn: Tổng số TTHC đã tiếp nhận: 242.553 hồ sơ; tổng số hồ sơ TTHC đã giải quyết xong: 242.032 hồ sơ; tổng số hồ sơ TTHC giải quyết đúng hạn, trước hạn: 241.506 hồ sơ; tổng số hồ sơ giải quyết trễ hạn và còn trong quá trình xem xét thụ lý chuyển qua chu kỳ tiếp theo: 521 hồ sơ.

Từ năm 2021 đến nay (đến ngày 13/3/2024), Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tiếp nhận tiếp nhận được 544 phản ánh kiến nghị. Các phản ánh kiến nghị chủ yếu liên quan đến công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của các ngành: tài nguyên và môi trường, lao động – thương binh và xã hội; tư pháp, giáo dục và đào tạo, căn cước công dân (đến hạn nhận CCCD nhưng chưa có kết quả), hộ chiếu (đến hạn nhận hộ chiếu nhưng chưa có kết quả), đăng ký xe máy,… của cá nhân, tổ chức đối với TTHC thuộc thẩm quyền. UBND tỉnh đã chỉ đạo, xử lý dứt điểm và đăng tải công khai trên Cổng dịch vụ công quốc gia 533 phản ánh kiến nghị, đang xử lý 11 phản ánh kiến nghị.

Tây Ninh là 01 trong 05 địa phương đầu tiên cả nước phối hợp Văn phòng Chính phủ triển khai thí điểm thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính về đất đai. Triển khai thí điểm thực hiện thủ tục hành chính lĩnh vực đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện phi địa giới hành chính (Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp huyện nhưng giao cấp xã tổ chức tiếp nhận và trả kết quả tại bộ phận một cửa cấp xã của UBND thị xã Trảng Bàng). Triển khai thí điểm tặng chữ ký số công cộng miễn phí để người dân, doanh nghiệp xác thực các thành phần hồ sơ điện tử khi nộp hồ sơ trực tuyến. Triển khai ứng dụng Mini app Tây Ninh Smart trên nền tảng Zalo để người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên ứng dụng này. Triển khai thống nhất Hệ thống thông tin quản lý đất đai tập trung để  quản lý, kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, Hệ thống thông tin quản lý thuế - Tổng Cục thuế và Cổng dịch vụ công quốc gia. Triển khai Hệ thống thông báo tình trạng Giấy phép lái xe sắp hết hạn sử dụng trên Cổng hành chính công mạng xã hội Zalo để tránh tình trạng người dân quên đi đổi giấy phép lái xe phải thực hiện thủ tục thi lại giấy phép lái xe.

Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC trên Cổng DVC Quốc gia: Cấp kết quả giải quyết TTHC điện tử đạt 34,03 %; tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 31,86%, tuy nhiên tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa vẫn còn thấp (17,21%).

Các địa phương đã thành lập 631 Tổ công nghệ số cộng đồng. Đã triển khai tập huấn trực tiếp cho 443/631 Tổ công nghệ số cộng đồng, theo đó các thành viên của Tổ được hướng dẫn một số kỹ năng cơ bản như: Cài đặt, sử dụng dịch vụ công quốc gia; đăng ký giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia, cách thức thanh toán trực tuyến thủ tục hành chính; cách thức sử dụng chữ ký số công cộng để nộp hồ sơ trực tuyến, hướng dẫn sử dụng một số tính năng ứng dụng di động Tây Ninh Smart; hướng dẫn đăng ký cấp căn cước công dân, cấp mã định danh điện tử qua dịch vụ công,…

Tại buổi giám sát các đại biểu tham dự đã chỉ ra những khó khăn hạn chế trong công tác chỉ đạo, điều hành CCHC và được chủ trì kết luận cụ thể như: Người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương còn thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách TTHC; công tác kiểm tra, theo dõi, nắm bắt khó khăn, hạn chế, tồn tại trong thực hiện cải cách TTHC tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để chấn chỉnh, phối hợp tháo gỡ vướng mắc có lúc chưa kịp thời và chưa thường xuyên; việc phát hiện để có giải pháp chấn chỉnh, xử lý đối với các công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, làm sai quy định đôi lúc cũng chưa kịp thời, để hành vi đó tồn tại, kéo dài gây ảnh hưởng xấu trong dư luận và ảnh hưởng để các chỉ số liên quan đến điều hành của bộ máy Nhà nước. Công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách TTHC chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt là tuyên truyền về sử dụng dịch công trực tuyến, do đó hồ sơ TTHC phát sinh qua các dịch vụ này ở một số sở ngành, còn thấp (Sở Y tế chưa thực hiện,...).

Về thủ tục hành chính, chuyển đổi số: Kết quả thực hiện chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước tỉnh (SIPAS) và chỉ số đánh giá chuyển đổi số (DTI) của tỉnh ở vị trí rất thấp so với các địa phương trong cả nước. Việc thực hiện các chỉ tiêu về cải cách TTHC ở một số sở, ngành, địa phương có nội dung chưa đạt kết quả theo yêu cầu. Việc rà soát, đánh giá TTHC của một số đơn vị chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến số lượng TTHC được kiến nghị để cắt giảm, bãi bỏ, đơn giản hóa qua rà soát còn thấp (chủ yếu được thực hiện ở các cơ quan cấp tỉnh). Số liệu hồ sơ TTHC được giải quyết xong và trả kết quả cho các tổ chức, cá nhân chưa đúng thực tế. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết hồ sơ TTHC vẫn còn xảy ra tại các cấp chính quyền (giải quyết trễ hạn và còn trong quá trình xem xét thụ lý chuyển kỳ tiếp theo 36.749 hồ sơ) và sự xin lỗi người dân thực hiện chưa đạt theo quy định.

Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh vẫn chưa kết nối dữ liệu với hệ thống đăng ký doanh nghiệp quốc gia nên việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện tại Trung tâm hành chính công tỉnh, sau khi chuyển về Sở Kế hoạch và Đầu tư thì phòng chuyên môn phải thao tác nhập liệu vào hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia 02 lần, việc này chiếm nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian thẩm định xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Công tác số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC của người dân và doanh nghiệp đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, nhưng việc tái sử dụng dữ liệu giải quyết TTHC nêu trên còn hạn chế, do đa số người dân chưa có tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống cơ sở dữ liệu của tỉnh chưa đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia. Việc thực hiện giải quyết TTHC trực tuyến còn nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là các TTHC được tích hợp và giải quyết trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, như: thao tác thực hiện nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công trực tuyến còn phức tạp; việc số hóa và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ tỷ lệ chưa cao. Việc giải quyết TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình đối với lĩnh vực đất đai còn hạn chế, do thành phần hồ sơ không đảm bảo, để thực hiện dịch vụ công trực tuyến toàn trình cần có sự tham gia đầy đủ các bộ phận cũng như thực hiện ký số và trả kết quả hoàn toàn trên môi trường điện tử. Tuy nhiên, việc áp dụng xử lý hồ sơ toàn trình đối với lĩnh vực đất đai chưa thực hiện được do tính chất phức tạp, cần xác minh khi tiếp nhận hồ sơ; việc scan và số hóa thành phần hồ sơ đầu vào một số TTHC còn gặp khó khăn như thủ tục xin cấp phép xây dựng, thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật do các bản vẽ kỹ thuật sử dụng khổ giấy A3, tuy có trang bị máy scan khổ A3 nhưng để sử dụng thì mất rất nhiều thời gian.

Việc kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong giải quyết TTHC còn bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập, có nơi, có lúc gây phiền hà cho người dân; việc rà soát, đồng bộ kết quả giải quyết hồ sơ TTHC lên Cổng dịch vụ công quốc gia ở một số nơi chưa kịp thời; việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC còn hạn chế; việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn hình thức, chưa thực chất, chưa hiệu quả, tình trạng công chức nộp hồ sơ trực tuyến thay cho công dân diễn ra khá phổ biến; công tác phục vụ, hướng dẫn người dân thực hiện đăng ký tài khoản, nộp TTHC qua dịch vụ công thanh toán trực tuyến còn hạn chế, hiệu quả chưa cao do nhân sự còn thiếu, đa số cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận một cửa thực hiện công tác kiêm nhiệm, dẫn đến không có thời gian để hướng dẫn, phục vụ người dân một cách tốt nhất. Việc liên thông tài khoản ngân hàng để thanh toán phí, lệ phí trực tuyến khi thực hiện giải quyết TTHC còn gặp khó khăn do đa số người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc người dân đến làm TTHC là người lớn tuổi, ít am hiểu về công nghệ buộc cán bộ hướng dẫn phải làm thay, nộp hộ.

Việc tổ chức, vận hành Bộ phận một cửa các cấp nhiều nơi còn chưa đúng quy định, đặc biệt là cấp xã. Công chức một số nơi chưa thành thạo trong khai thác, sử dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết TTHC. Tình trạng trễ hẹn trong giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ vẫn còn xảy ra ở các cấp hành chính, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, lao động - thương binh và xã hội,…

 Việc thực hiện thu thập, cập nhật thông tin định danh cá nhân hoặc căn cước công dân (CCCD) của người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vào cơ sở dữ liệu của ngành BHXH còn gặp khó khăn, do chưa xác thực, đồng bộ được với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Thời gian trả kết quả một số TTHC trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh so với thời gian công bố trên Cổng dịch vụ công quốc gia còn chưa đồng bộ dẫn đến cùng 01 hồ sơ, nhưng Cổng dịch vụ công tỉnh thông báo đúng hạn nhưng trên Cổng dịch vụ công quốc gia thông báo trễ hạn.

Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai, chỉnh lý biến động đất đai được quan tâm thực hiện, tuy nhiên, thủ tục hành chính còn nhiều; có nội dung thực hiện chưa đúng quy định (kết thúc hồ sơ trên phần mềm khi chưa giải quyết xong; yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần, hẹn trả kết quả nhiều lần nhưng không có văn bản; chưa thực hiện nghiêm việc “xin lỗi khi giải quyết quá hạn”; có trường hợp tự đặt thêm thủ tục hành chính;…), dẫn đến người dân còn phải đi lại nhiều lần, gây bức xúc.

Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh của tỉnh (IOC) đã đưa vào hoạt động hơn 3 năm, tuy nhiên, hiện nay việc khai thác sử dụng thông tin trên hệ thống để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội hiệu quả chưa cao (số liệu trên hệ thống khác với số liệu thực tế do chưa cập nhật kịp thời, chủ yếu cập nhật định kỳ qua hệ thống báo cáo VRS).

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị: Cơ sở vật chất, trang thiết bị tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại một số đơn vị cấp huyện, cấp xã chưa đảm bảo như: thiếu máy tính, máy in, máy scan để quét tài liệu lưu trữ hồ sơ điện tử; tốc độ mạng sử dụng khá chậm, không ổn định; phần mềm của một số TTHC có giao diện chưa phù hợp với thao tác thực tế, các trường nhập dữ liệu thường xuyên bị lỗi; một số lĩnh vực đã có phần mềm chuyên dụng nhưng chưa được tích hợp với hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh cũng như giữa các phần mềm với nhau (phần mềm của ngành tài nguyên và môi trường với ngành thuế),….

 Về tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ trong thực hiện nhiệm vụ, nhất là việc phục vụ người dân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC của một bộ phận công chức, viên chức chưa cao; chất lượng phục vụ còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng một số cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC đối với doanh nghiệp và người dân gây dư luận xấu trong Nhân dân, nhưng công tác thanh, kiểm tra để phát hiện, xử lý chưa hiệu quả. Đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương phần lớn là bố trí kiêm nhiệm, còn hạn chế về trình độ chuyên môn, nhất là trong công tác tham mưu triển khai các nhiệm vụ phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số tại cơ quan, đơn vị mình.

Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thành Tâm ghi nhận, biểu dương những kết quả đạt được của UBND tỉnh trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công tác thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của tỉnh. Đồng thời, có 16 kiến nghị đối với UBND tỉnh để khắc phục những hạn chế, khó khăn vướng mắc trong thời gian tới.

Ngọc Cẩn
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách truy cập20
  • Hôm nay957
  • Tháng hiện tại45,504
  • Tổng lượt truy cập1,927,035
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây