Tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

Thứ sáu - 07/06/2024 08:12 49 0

Sáng ngày 06/6/2024, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Quốc hội - Trần Thanh Mẫn chủ tọa điều hành nội dung. Phiên chất vấn đã có 45 lượt ý kiến phát biểu, trong đó có 37 ý kiến chất vấn và 8 ý kiến tranh luận, còn 34 đại biểu đăng ký chất vấn nhưng chưa được chất vấn.

Kết thúc phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội – Trần Thanh Mẫn cho biết, cũng như 03 phiên chất vấn vừa qua, phiên chất vấn đối với lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch diễn ra sôi nổi với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao, các đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi cụ thể, ngắn gọn, đúng nội dung chất vấn, một số đại biểu tích cực tranh luận để làm rõ hơn vấn đề chất vấn, thể hiện sự quan tâm của các vị đại biểu Quốc hội cũng như của cử tri và nhân dân đối với lĩnh vực này. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chuẩn bị kỹ lưỡng nội dung, nắm chắc vấn đề, trả lời thẳng thắn, tâm huyết, cụ thể, đầy đủ các vấn đề đại biểu Quốc hội đặt ra. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tham gia trả lời, làm rõ thêm những vấn đề liên quan.

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tích cực triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc thiểu số đã cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đồng bào. Công tác tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật được quan tâm. Thể thao thành tích cao có nhiều tiến bộ, có thành tích đạt cấp khu vực, châu lục và quốc tế. Công tác hỗ trợ vận động viên thể thao sau thời kỳ thi đấu đỉnh cao được quan tâm hơn với sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Ngành du lịch đã phục hồi mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả tích cực, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Bên cạnh những kết quả đạt được, lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch còn nhiều vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết, đó là: Công tác tuyển chọn, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống; chế độ tiền lương, mức bồi dưỡng đối với nghệ sĩ, diễn viên; việc thu hút các nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; thành tích của thể thao Việt Nam tại các đấu trường quốc tế chưa đáp ứng kỳ vọng của người hâm mộ, chưa tương xứng với vị thế của thể thao Việt Nam; công tác đào tạo, hướng nghiệp chuyển đổi nghề đối với vận động viên sau khi kết thúc thi đấu gặp nhiều khó khăn; chế độ tiền lương, chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên thể thao còn thấp, năng lực cạnh tranh du lịch của Việt Nam chưa cao, sản phẩm du lịch chưa thật sự đa dạng, hấp dẫn. Thiếu chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch đêm; hoạt động của Quỹ hỗ trợ và phát triển du lịch còn khó khăn, chưa vận hành hiệu quả.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ trưởng liên quan quyết liệt hơn nữa thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra. Trong đó, tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:

Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về tuyển chọn, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật chuyên sâu, đặc thù; tiếp tục chăm lo xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ; khẩn trương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách về chế độ tiền lương, phụ cấp nghề, chế độ bồi dưỡng đối với người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn; tăng cường hợp tác với các đối tác có năng lực, uy tín để đào tạo nghệ thuật.

Thứ hai, khẩn trương ban hành chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; khuyến khích phát triển thể dục thể thao quần chúng; chú trọng xây dựng nơi vui chơi, luyện tập thể dục thể thao cộng đồng; xây dựng chiến lược dài hạn, đồng bộ, đầu tư trọng tâm, trọng điểm, hoàn thiện hệ thống, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng huấn luyện viên, vận động viên thi đấu thể thao chuyên nghiệp, thể thao thành tích cao; tôn vinh và đãi ngộ xứng đáng các vận động viên xuất sắc; có giải pháp hỗ trợ đào tạo nghề cho vận động viên sau khi kết thúc thi đấu; xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực thể dục thể thao.

Thứ ba, ban hành, triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển thương hiệu du lịch quốc gia gắn với lịch sử truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; thực hiện tốt chính sách, nhiệm vụ về phát triển sản phẩm du lịch mới, trong đó nghiên cứu thí điểm mô hình sản phẩm du lịch đêm tại các địa bàn trọng điểm có điều kiện.

Thứ tư, đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch, chú trọng phát triển khai thác phân khúc thị trường theo sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh; đẩy mạnh truyền thông về chính sách thị thực mới của Việt Nam; rà soát, hoàn thiện cơ chế quản lý, vận hành và phát huy vai trò của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.

Thứ năm, tăng cường đầu tư cho các hoạt động văn hóa, thể thao du lịch đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức thực hiện hiệu quả chương trình, đề án đã được ban hành; thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Cũng trong phiên chất vấn buổi sáng cùng ngày, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà  báo cáo giải trình, làm rõ các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội.

Qua phiên chất vấn, Phó Thủ tướng nhận được 24 ý kiến đại biểu chất vấn và tranh luận, còn 20 đại biểu chưa được chất vấn, Chủ tịch Quốc hội mong các đại biểu thông cảm và đề nghị Phó Thủ tướng trả lời bằng văn bản cho 03 đại biểu chất vấn và 04 đại biểu tranh luận.

Sau 2,5 ngày làm việc, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đối với 4 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng và Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn đã hoàn thành. Đã có 193 lượt đại biểu Quốc hội phát biểu, trong đó có 162 đại biểu đã được chất vấn, 31 lượt đại biểu tranh luận, còn lại 160 đại biểu đăng ký nhưng chưa được phát biểu do hết thời gian, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục gửi câu hỏi đến Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành để được trả lời bằng văn bản theo quy định.

Phiên chất vấn tại kỳ họp này cho thấy các nội dung chất vấn đã đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đúng và trúng những vấn đề cử tri, Nhân dân cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm, tiếp tục khẳng định đây là hình thức giám sát tối cao trực tiếp, hiệu quả của Quốc hội. Nội dung câu hỏi cơ bản thuộc nội dung phạm vi chất vấn. Quá trình chất vấn các đại biểu Quốc hội đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, phân tích rõ nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Với mong muốn Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục có các giải pháp phù hợp, quyết liệt, hiệu quả hơn, vì sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước, đáp ứng niềm tin và sự mong mỏi của cử tri và nhân dân cả nước.

Các bộ trưởng, trưởng ngành dù dày dặn kinh nghiệm trả lời chất vấn hay tham gia trả lời chất vấn lần đầu nhưng đều thể hiện bản lĩnh, tâm huyết, nắm chắc chức năng, nhiệm vụ và thực trạng của ngành, lĩnh vực của mình phụ trách. Trả lời rõ, nhiều vấn đề khó, phức tạp, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị, trách nhiệm cao, trả lời tập trung, không né tránh những vấn đề được hỏi và giải trình, làm rõ nhiều vấn đề đại biểu Quốc hội nêu. Đồng thời, thẳng thắn nhìn nhận về những tồn tại, hạn chế của ngành, lĩnh vực, đề ra nhiều giải pháp khắc phục hạn chế, nhằm tạo chuyển biến tích cực trong thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo các cơ quan liên quan chuẩn bị dự thảo nghị quyết xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp này, làm cơ sở cho việc giám sát thực hiện theo quy định. Đồng thời, đề nghị Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành tiếp thu tối đa ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, phát huy những kết quả đạt được. Tập trung khắc phục kịp thời, đầy đủ, hiệu quả những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn, đồng bộ hơn, toàn diện hơn, hiệu quả hơn các nhiệm vụ đã đề ra trong thời gian tới.

Buổi chiều, Quốc hội họp riêng để xem xét, quyết định nội dung theo thẩm quyền; Nghe trình bày tờ trình, báo cáo về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên; Thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

KC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập126
  • Hôm nay2,241
  • Tháng hiện tại44,947
  • Tổng lượt truy cập1,992,558
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây