Quốc hội Thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo

Thứ năm - 21/11/2024 07:33 23 0

Sáng ngày 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp.

Dự án Luật Nhà giáo lần đầu được xây dựng là dự án luật điều chỉnh về đối tượng liên quan đến nhiều luật chuyên ngành, phạm vi điều chỉnh của dự án luật khá rộng, liên quan đến số đông viên chức là nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập chiếm tới 2/3 tổng biên chế sự nghiệp của cả nước và đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri trong mối quan tâm chung nhằm thể chế hóa, tạo bước đột phá mạnh mẽ trong thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra đã rất tâm huyết, trách nhiệm trong nghiên cứu, xây dựng và thẩm tra dự án luật. Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nhiều lần cho ý kiến về dự án luật. Tại phiên thảo luận tổ cũng đã có 90 lượt ý kiến phát biểu của các vị đại biểu Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp đầy đủ các ý kiến gửi tới các vị đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị các vị đại biểu Quốc hội quan tâm 8 vấn đề được nêu trong Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục. Trong quá trình thảo luận, đoàn Chủ tịch sẽ mời Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu ý kiến làm rõ thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, có 36 đại biểu phát biểu ý kiến trên 65 ý kiến đại biểu đăng ký, có 4 đại biểu tranh luận. Các đại biểu tiếp tục dành cho dự thảo Luật Nhà giáo sự quan tâm đặc biệt. Hầu hết đều mong muốn các nội dung quy định, đặc biệt là những vấn đề về chính sách được quy định tốt hơn cho nhà giáo.

Qua thảo luận, đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra trong chuẩn bị hồ sơ dự án luật kịp thời, có báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thảo luận tại tổ của các vị đại biểu Quốc hội. Các ý kiến đại biểu phát biểu rất sôi nổi, thẳng thắn, đi thẳng vào vấn đề với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao của các vị đại biểu Quốc hội với dự thảo luật, làm cơ sở để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật cả về nội dung quy định, cả về kỹ thuật lập pháp. Các ý kiến phát biểu cơ bản tán thành với sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về nhà giáo, nhất là Nghị quyết 25 và Kết luận số 91 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, đồng thời đề cập đến nhiều vấn đề sâu sắc từ thực tiễn nhằm hoàn thiện dự thảo luật, xây dựng cho được một đạo luật chuyên ngành cụ thể hóa đầy đủ, đúng mức sự quan tâm của Đảng về vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ nhà giáo trong phát triển đất nước bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật liên quan, khắc phục sự chồng chéo, thiếu đồng bộ.

Các ý kiến tập trung thảo luận về chính sách nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, nhất là những chính sách đột phá về tiền lương, về phụ cấp ngành nghề, phụ cấp khu vực, việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong thang bảng lương hành chính, sự nghiệp; chính sách hỗ trợ nhà ở công vụ để thu hút đội ngũ nhà giáo; về chức danh nhà giáo quyền, nghĩa vụ của nhà giáo; về tuyển dụng, sử dụng, quản lý nhà giáo; việc đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng; chính sách điều động, thuyên chuyển và việc bảo lưu chế độ cho nhà giáo được điều động, thuyên chuyển xét trong mối tương quan với đội ngũ cán bộ, viên chức trong hệ thống chính trị; về chính sách đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; việc thu hút người giỏi tạo nguồn đào tạo giáo viên, giảng viên, quyền và nghĩa vụ của nhà giáo trong đào tạo, bồi dưỡng định kỳ và bồi dưỡng thường xuyên; vấn đề về phẩm chất chính trị, đạo đức và đạo đức nghề nghiệp; việc nghiên cứu khoa học của nhà giáo; về sự mẫu mực trong chuẩn mực của nhà giáo; trách nhiệm của Nhà nước và các cơ sở giáo dục trong việc đảm bảo kinh phí đào tạo và bồi dưỡng nhà giáo.

Một số nội dung khác về đánh giá nhà giáo; về khen thưởng, tôn vinh đối với nhà giáo; về hợp tác quốc tế đối với nhà giáo; về trách nhiệm của người học và phụ huynh học sinh; vấn đề dạy thêm, học thêm, quan tâm; chính sách ưu đãi hơn nữa, trong đó có giáo viên mầm non, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo ngoài công lập. Hầu hết các ý kiến góp ý đều mong muốn tạo ra chính sách đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29.

Ngay sau Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình đầy đủ, thấu đáo ý kiến của các đại biểu Quốc hội, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật để trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 9.

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay75
  • Tháng hiện tại44,622
  • Tổng lượt truy cập1,926,153
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây