Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam

Thứ tư - 06/11/2024 10:29 35 0

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng ngày 05/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở Hội trường, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Phiên thảo luận do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành.

Trước phiên thảo luận tại hội trường, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án luật với 75 lượt ý kiến tham gia, đa số đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành luật và nội dung của dự thảo luật. Sau phiên thảo luận, Bộ Quốc phòng đã khẩn trương nghiên cứu, xây dựng báo cáo dự kiến một số vấn đề tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp

Phiên thảo luận các vị ĐBQH tập trung ý kiến liên quan đến các chính sách xây dựng luật; về bổ sung cấp phó trong hệ thống chức danh cơ bản của sĩ quan, tại khoản 1 Điều 1;  về tăng tuổi phục vụ của sĩ quan, quy định của Bộ Quốc phòng về việc kéo dài độ tuổi phục vụ tại ngũ đối với một số trường hợp cụ thể, tại khoản 2 Điều 1 và độ tuổi sĩ quan dự bị tại khoản 10 Điều 1;  về quy định số lượng của các chức vụ cao, cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng, Thượng tướng ngay trong luật, còn cấp Trung tướng, Thiếu tướng chỉ quy định số lượng và giao Chính phủ quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 1; về điều kiện xét thăng quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng, thăng quân hàm vượt bậc và giao Chính phủ quy định tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm cấp tướng vượt bậc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chí, tiêu chuẩn xét thăng quân hàm cấp tá, cấp úy vượt bậc, tại khoản 4 Điều 1; về điều kiện thăng quân hàm trước thời hạn và nâng lương trước thời hạn tại khoản 5 Điều 1; về bổ sung một số chế độ, chính sách cho sĩ quan và thân nhân, tại các khoản 6, khoản 9, khoản 11 Điều 1; về quy định quản lý sĩ quan, các chính sách thu hút nhân tài, ưu đãi đối với các lực lượng đặc biệt như tình báo, người cộng tác với lực lượng này tại khoản 12 Điều 1; về bổ sung quy định chính sách bảo đảm nhà ở cho lực lượng vũ trang và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về lĩnh vực này tại điểm b khoản 12 và khoản 13 Điều 1…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang  phát biểu, giải trình một số vấn đề liên quan đến việc thăng quân hàm trước hạn hay là khen thưởng; việc phong quân hàm cấp tướng đối với lãnh đạo ngành công an, quân sự, biên phòng; về tăng độ tuổi lên 62 tuổi sĩ quan cấp tướng…

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết buổi thảo luận tại hội trường đã có 12 lượt đại biểu phát biểu và có 4 lượt tranh luận. Không khí thảo luận rất sôi nổi và trí tuệ, khách quan, nhiều thông tin, các ý kiến có căn cứ chính trị pháp lý thực tiễn, thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm cao và tình yêu mến của các đại biểu đối với lực lượng vũ trang nói chung và quân đội nói riêng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã phát biểu tiếp thu và qua thảo luận đa số đại biểu Quốc hội đánh giá cao Chính phủ, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã làm việc hết sức trách nhiệm, khẩn trương, bảo đảm hồ sơ luật có chất lượng để trình Quốc hội thảo luận và thông qua tại một kỳ họp.

Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát để tránh chồng chéo, mâu thuẫn nội dung dự thảo luật với quy định có liên quan trong các quy định khác của luật, theo hướng luật chỉ quy định những vấn đề chung, có tính phổ quát cho đội ngũ sĩ quan, các đối tượng đặc thù giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Các đại biểu tham gia ý kiến nhiều về chức vụ sĩ quan, tuổi sĩ quan, cấp bậc quân hàm cao nhất của sĩ quan, về nâng lương thăng quân hàm trước thời hạn, về các chế độ chính sách khác. Riêng điểm b khoản 12 về giải quyết cho nhà ở lực lượng vũ trang, Phó Chủ tịch Trần Quang Phương đề nghị với cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra rà soát Điều 25; Điều 102 Luật Nhà ở xã hội và các văn bản pháp luật khác có liên quan, tiếp thu, sửa chữa đúng quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với nhu cầu quân đội và khả năng bố trí quỹ đất của từng địa phương. Bởi vì không phải địa phương nào cũng có đầy đủ quỹ đất để bố trí cho cả lực lượng vũ trang của tỉnh và cả lực lượng vũ trang của Bộ trên một địa bàn tỉnh. Việc này cần quy định phù hợp theo Luật Nhà ở xã hội, phù hợp với yêu cầu của quân đội, với chính sách ưu tiên của Nhà nước và bảo đảm theo khả năng đáp ứng quỹ đất của địa phương và giao cho Chính phủ quy định chi tiết.

Về sửa đổi Điều 25 Luật Công an nhân dân. Đề nghị Chính phủ có tờ trình hồ sơ để gửi cho cơ quan thẩm tra báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội bổ sung và biểu quyết thông qua khi đủ điều kiện.

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay1,855
  • Tháng hiện tại44,463
  • Tổng lượt truy cập1,925,994
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây