ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TÂY NINH THẢO LUẬN TẠI TỔ

Chủ nhật - 10/11/2024 22:15 12 0

Chiều ngày 08/11/2024, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV tiến hành thảo luận tại Tổ về Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tham gia thảo luận tại tổ số 11 cùng các tỉnh Long An, Đà Nẵng và Sơn La.

Tại buổi thảo luận ở tổ, đại biểu Phạm Hùng Thái - Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh đã phát biểu ý kiến góp ý đối với Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Đại biểu Phạm Hùng Thái cho rằng việc ban hành Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống ma túy trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết, bởi vì tình hình ma túy ở nước ta đang diễn biến rất phức tạp và khó lường với số vụ, đối tượng và tang vật ma túy bắt giữ có xu hướng tăng qua các năm. Số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy vẫn còn ở mức rất cao, có ở mọi thành phần, lứa tuổi, địa bàn. Đồng thời, tình hình ma túy trên thế giới, khu vực và các nước láng giềng cũng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng, tác động trực tiếp, làm gia tăng nguy cơ, áp lực đối với công tác phòng, chống ma túy ở nước ta. Do đó, cần thiết phải có một chương trình mục tiêu để chúng tập tập trung huy động nguồn lực, huy động biện pháp, huy động các lực lượng, giải pháp để giải quyết tình hình ma túy hiện nay. Bên cạnh đó, Chương trình cũng tiếp nối và phát huy các thành tựu, kết quả đạt được của Chương trình phòng, chống ma túy giai đoạn 2021-2025 và triển khai thực hiện đồng bộ các Chỉ thị, Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về công tác phòng, chống ma túy, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đối với nội dung cụ thể của chương trình, đại biểu Phạm Hùng Thái đề nghị Ban soạn thảo quan tâm, xem xét đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mạnh hơn, quyết liệt hơn nhằm tạo sự đồng bộ giữa giảm cung, giảm cầu, giảm tác hại ma túy trong đó tập trung nâng cao hiệu quả của công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện bởi vì đến thời điểm hiện tại hiệu quả của công tác cai nghiện ma túy chưa đạt yêu cầu đề ra; về thời gian thực hiện chương trình, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc nên kéo dài thời gian thực hiện chương trình từ 5 năm lên thành 10 năm (2025-2035), bởi vì công tác phòng chống ma túy đòi hỏi phải cần thời gian lâu dài, đặc biệt là công tác đấu tranh ngăn chặn tội phạm về ma túy từ sớm, từ xa, từ nơi sản xuất, trên các tuyến trọng điểm và địa bàn biên giới, trên biển và hàng không (mục tiêu giảm cung) và giảm tác hại ma túy thì phải mất nhiều thời gian để có thể giải quyết được những căng cơ. Mặt khác, trong chương trình đặt ra 09 dự án thành phần và 06 tiểu dự án, đại biểu băn khoăn về tính khả thi của các dự án vì liệu trong 5 năm chúng ta có đủ thời gian để vừa triển khai xây dựng, ban hành và cụ thể hóa nội dung của chương trình vừa phải đánh giá kết quả của các dự án. Do đó, nếu thực hiện chương trình trong thời gian 5 năm thì việc đánh giá tín hiệu quả chương trình sẽ chưa đầy đủ và chưa khả thi; liên quan đến mục tiêu thực hiện của chương trình, đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét bổ sung chỉ tiêu về tỷ lệ người được cai nghiện thành công (hết nghiện) là bao nhiêu và nêu rõ chỉ tiêu về giới hạn tỷ lệ tái nghiện là bao nhiêu, để có đầy đủ cơ sở thực tiễn, cơ sở khoa học đánh giá toàn diện về hiệu quả công tác cai nghiện của chương trình; đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, đề ra giải pháp cụ thể về đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ, người làm việc ở các trung tâm cai nghiện, quản lý sau cai cũng như hoàn thiện chương trình tài liệu (phát đồ điều trị) trong cai nghiện ma túy vì theo báo cáo đánh giá của Chính phủ thời gian qua công tác này còn nhiều hạn chế và chưa phù hợp. Cuối cùng, đại biểu Phạm Hùng Thái yêu cầu cơ quan thực hiện phải xây dựng cơ sở dữ liệu chung về lĩnh vực này để thuận tiện công tác quản lý người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và các đối tượng liên quan đến ma túy.

Ngày 09/11/2024, Quốc hội tiếp tục có buổi thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.

Hữu Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay1,960
  • Tháng hiện tại69,500
  • Tổng lượt truy cập1,847,787
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây