Chất vấn và trả lời chất vấn đối với nhóm lĩnh vực thứ hai tại Phiên họp thứ 36 của UBTVQH

Thứ năm - 22/08/2024 09:54 63 0

Chiều ngày 21/8/2024 và sáng ngày 22/8/2024, tại Phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ 2 liên  quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023 đối với các lĩnh vực: Tư pháp; Nội vụ; An ninh, trật tự, an toàn xã hội; Thanh tra; Tòa án; Kiểm sát, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và sự điều hành phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn được tổ chức tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội và kết nối truyền hình trực tuyến với 62 điểm cầu với các Đoàn đại biểu Quốc hội tại các tỉnh, thành phố. Tham dự tại điểm cầu Tây Ninh có bà Hoàng Thị Thanh Thúy - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Huỳnh Thanh Phương - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Gò Dầu; ông Trần Hữu Hậu - Ủy viên Ủy ban Pháp luật, ĐBQH khóa XV, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; đại diện lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh, các sở, ngành có liên quan.

Đối với các lĩnh vực tư pháp, các đại biểu Quốc hội đặt vấn đề chất vấn liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp tuy được tăng cường nhưng trên thực tế thì công tác này vẫn còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp vẫn phát hiện rất nhiều văn bản có quy định trái pháp luật đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến đời sống xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; công tác rà soát kiểm soát chặt chẽ việc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, khắc phục tình trạng nợ đọng, chậm ban hành; việc đánh giá, kiểm tra tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật có xảy ra trong thời gian qua hay không?...

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trả lời chất vấn

Trả lời những nội dung các đại biểu đặt ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cho biết, chi phí giám định đúng là không may trong số các nội dung về giám định Bộ trưởng Tư pháp trả lời Ban Thường vụ Quốc hội lần trước vấn đề này tiến triển ít nhất. Các vụ việc tồn đọng giám định qua con số thống kê của trong cả nước, của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực số vụ tồn đọng qua các phiên họp có giảm hơn. Trong ban hành thể chế, số lượng các bộ, ngành ban hành các hướng dẫn quy định liên quan đến công tác giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý của mình tăng lên, tuy nhiên chi phí giám định chưa thực hiện được.

Về văn bản quy định chi tiết, tính từ 1/10/2023 cho đến nay, Chính phủ, các Bộ phải xây dựng và ban hành 261 văn bản quy định chi tiết, trong số này thì 128 văn bản phải được ban hành để quy định các luật đã có hiệu lực và 133 văn bản sắp tới sẽ có hiệu lực. Đối với 128 văn bản quy định chi tiết thi hành các luật, nghị quyết đã có hiệu lực thì ban hành được 106, như vậy còn nợ 22, số liệu của đại biểu vừa nêu là chính xác. So sánh với năm trước, tính đến năm 2024 số lượng văn bản nợ chỉ chiếm trên 17% so với cùng kỳ năm 2023 là trên 24%. Trong số các văn bản đã ban hành có tới 58 văn bản ban hành cùng với lúc văn bản trên có hiệu lực như là luật, pháp lệnh. Cụ thể Quốc hội đã thông qua các dự án luật, Chính phủ ban hành các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, các luật hết sức quan trọng được thông qua. Mặc dù số liệu để tính toán thì có khá hơn, tuy nhiên tình hình chậm vẫn còn, như vậy là tồn đọng lâu nay vẫn chưa xử lý dứt điểm. Nguyên nhân do số lượng dự thảo văn bản nhiều.

Đối với lĩnh vực Nội vụ, đại biểu Quốc hội đặt nhiều vấn đề liên quan đến việc sắp xếp, đổi mới đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có hiệu lực thi hành thì vẫn còn 58/706 cán bộ, công chức cấp huyện; 1.405/9.694 cán bộ, công chức cấp xã dôi dư chưa được sắp xếp, giải quyết chế độ; việc thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong thời gian qua có bị chậm tiến độ; tiến độ xây dựng quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính các cấp; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo công tác trật tự đô thị trong thời gian tới…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, liên quan đến nội dung sắp xếp cán bộ, công chức dôi dư giai đoạn 2019-2021. Bộ Nội vụ tổng hợp đối với cán bộ, công chức của cấp huyện thì còn dôi dư có 58/706 người, chiếm 8,22% và số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư còn 1.405/9.614 người, chiếm còn lại khoảng 14,49%, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và số dôi dư ở cấp xã lên tới trên 18.000, nhưng đến nay đã giải quyết được cơ bản. Bên cạnh đó, vẫn còn một số địa phương do số lượng đơn vị hành chính cấp xã còn lớn cho nên việc sắp xếp dôi dư còn có những mặt khó khăn.

Việc thực hiện sắp xếp 21 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.056 đơn vị hành chính cấp xã để giảm 8 đơn vị hành chính cấp huyện và giảm 651 đơn vị hành chính cấp xã, dôi dư với tổng số tài sản là 864 trụ sở nhà đất. Đến thời điểm này mới giải quyết được có 349, tỷ lệ là 40,39%. Như vậy có thể nói tỷ lệ để giải quyết tài sản nhà đất cũng như trụ sở công dôi dư còn rất lớn. Nguyên nhân, việc xác định giá đất, giá tài sản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là về phương pháp định giá và thuê các doanh nghiệp thẩm định giá để xác định giá trị tài sản, đây là vướng nhất cho các địa phương và là lúng túng, khó khăn mà rất nhiều địa phương. Đến thời điểm này đã có những biện pháp tháo gỡ như: Chính phủ đã ban hành được 2 Nghị định, Nghị định 12 và Nghị định liên quan đến Nghị định số 10/2023 liên quan đến việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Bộ Tài chính đã hoàn thiện việc sửa đổi Nghị định 167 và Nghị định 67…

Đối với lĩnh vực Tòa án, Theo Nghị quyết 755 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 27/3/2023 có nêu: "Trong công tác xét xử tiếp tục triển khai các giải pháp, nhất là các giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng xét xử và giải quyết các loại án đảm bảo tố tụng trong xét xử và chấp hành nghiêm thời hạn tố tụng”. Chánh án cho biết trong thời gian qua đã triển khai những giải pháp đột phá nào để thực hiện tốt các nội dung trên? Việc chuyển hồ sơ xin ý kiến chỉ thị của Tòa án nhân dân tối cao chậm trả lời, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án; việc hỗ trợ tiền bồi dưỡng 90.000 đồng cho Hội thẩm nhân dân thấp…

Chánh án TAND tối cao cho biết, việc chuyển hồ sơ xin ý kiến chỉ thị của Tòa án nhân dân tối cao chậm trả lời, ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án. Nguyên tắc hoạt động của tòa án là độc lập, các cấp xét xử chịu trách nhiệm về việc đưa ra phán quyết của mình. Việc xin ý kiến tối cao chỉ là tham khảo, trả lời của tối cao chỉ có ý nghĩa tham khảo chứ không phải là định hướng cho việc xét xử. Còn việc tuân thủ các thời hạn tố tụng thuộc về các Hội đồng xét xử chứ không phụ thuộc vào việc tối cao trả lời hay không. Tòa án tối cao trả lời hay không trả lời thì cũng phải đảm bảo thời hạn tố tụng. Về việc tiền bồi dưỡng 90.000 đồng cho Hội thẩm nhân dân, mức chi trả này rất ít so với thực tế và quy định này thực hiện theo nghị định của Chính phủ. Nội dung này, ngành đã báo cáo Quốc hội và Quốc hội đã ban hành nghị quyết về chi phí tố tụng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quy định cụ thể, dự kiến tháng 12/2024 sẽ thông qua nghị định này.

Đối với lĩnh vực liên quan đến Viện kiểm soát nhân dân tối cao, các đại biểu Quốc hội cho biết, Phiên họp thứ 21 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có đặt ra yêu cầu hạn chế việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nhiều lần trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp. Tuy nhiên, trong Báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao chưa đề cập tới; chất lượng đội ngũ giám định viên như thế đã đủ sức giúp Viện trưởng trong việc giám định, đánh giá giá trị lô gỗ, vật chứng trong vụ gỗ trắc tại Quảng Trị; nguyên nhân, các kháng nghị không được tòa án chấp nhận xét xử thì giải quyết ra sao

Viện trưởng VKSND tối cao cho biết, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tố tụng, đây là một biện pháp tố tụng được phép sử dụng để chống oan, sai, chống lọt tội phạm, trong quá trình điều tra, kết thúc điều tra hoặc kể cả truy tố và chuyển qua xét xử nhưng cơ quan tòa án hoặc kiểm sát phát hiện hoặc phát sinh những tình tiết mới thấy có thể thay đổi bản chất tội phạm vẫn phải trả lại để điều tra để không để oan, sai hoặc không để lọt tội phạm

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay1,435
  • Tháng hiện tại44,141
  • Tổng lượt truy cập1,991,752
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây