Đại biểu Quốc hội Phạm Hùng Thái góp ý Luật Công chứng (sửa đổi) và nội dung cải cách tiền lương

Thứ tư - 26/06/2024 08:02 17 0

Sáng 25/6/2024, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). Phiên họp buổi chiều cùng ngày, Tổ thảo luận số 11 thảo luận các nội dung về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024;  Phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội.

Đối với dự án Luật Công chứng (sửa đổi), đại biểu Thái góp ý bằng văn bản, trong đó đề nghị giải thích từ ngữ tại khoản 1 Điều 2 cần giải thích chặt chẽ hơn. Vì công chứng viên chỉ có thể chứng nhận tính xác thực của giao dịch dân sự mà không có điều kiện, cơ sở để chứng nhận tính hợp pháp của giao dịch dân sự. Đại biểu Thái cho biết, thời gian qua đã có rất nhiều giao dịch dân sự bằng văn bản được công chứng viên chứng thực nhưng không đảm bảo tính hợp pháp của giao dịch. Người yêu cầu công chứng giao dịch dân sự đã cố tình gian dối trong hợp đồng giao dịch, rất nhiều nội dung bất hợp pháp của giao dịch như: tài sản mà người yêu cầu công chứng giao dịch dân sự đã được giao dịch chuyển quyền sở hữu cho người khác nhưng vẫn giao dịch tiếp cho người khác nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người thứ hai, người bị lừa đảo tin rằng giao dịch được công chứng viên chứng thực là đảm bảo tính hợp pháp nên bị lừa đảo, mất tài sản; hoặc có nhiều trường hợp tài sản đã bị phong tỏa, bị tuyên án phải thi hành án trong một bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng công chứng viên vẫn chứng thực giao dịch tạo điều kiện cho người có tài sản yêu cầu công chứng lừa đảo hoặc tẩu tán tài sản…Thực trạng này là rất phổ biến, nẩy sinh nhiều tranh chấp pháp lý rất phức tạp, gây khó khăn cho các cơ quan tố tụng, cơ quan quản lý nhà nước khi giải quyết các vụ việc có yếu tố lừa đảo thông qua công chứng. Công chứng viên chỉ chứng nhận tính xác thực là có giao dịch dân sự nhưng không thể biết được tài sản (đối tượng) của giao dịch dân sự đó có hợp pháp hay không. Vì vậy mà việc công chứng viên chứng nhận tính hợp pháp của giao dịch là không đảm bảo khách quan, không đúng thực tế và điều này dễ dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức bị lừa đảo do tin tưởng cơ sở pháp lý của công chứng viên chứng thực giao dịch dân sự.

Đại biểu Thái đề nghị Ban soạn thảo, Cơ quan thẩm tra nghiên cứu, xem xét lại quy định này cho chính xác, chặt chẽ, khắc phục kẻ hở của pháp luật là nguyên nhân phát sinh tội phạm, vi phạm pháp luật khác.

ĐBQH Phạm Hùng Thái phát biểu tại Tổ thảo luận chiều ngày 25/6

        Góp ý về về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024; phương án gia hạn trả nợ đối với khoản vay tái cấp vốn theo Nghị quyết số 135/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội; đại biểu Thái góp ý cụ thể 2 vấn đề này như sau:

        Thứ nhất, đại biểu đề nghị Chính phủ và các cơ quan có liên quan đảm bảo thực hiện hiệu quả và đảm bảo tính đồng bộ khi thực hiện chính sách cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024. Vì đây là chủ trương, chính sách đối tượng tác động lớn. Đồng thời, chính sách này cũng được Bộ Nội vụ thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nên có mức độ ảnh hưởng lớn, đối tượng bị tác động rất kỳ vọng chính sách này được hiện thực hóa. Vì thế, ngành chuyên môn cần có thông tin tuyên truyền cho các đối tượng bị tác động biết những khó khăn, vướng mắc, bất cập khi các chính sách chưa thực hiện đạt theo mục tiêu chương trình, nghị quyết của Quốc hội. Chính phủ cần phải chính thức họp báo để thông tin rõ hơn về những khó khăn, vướng mắc, cơ sở để đề xuất Quốc hội ban hành nghị quyết tại kỳ họp này để triển khai thực hiện 4 nội dung. Đối với 2 nội dung còn lại, Chính phủ cần phải đưa ra lộ trình phù hợp để cho cán bộ, đảng viên, nhất là những đối tượng chịu sự tác động của các chính sách nắm và chia sẻ.

        Thứ hai, về phương án hỗ trợ cho hãng hàng không Vietnam Airlines, quốc gia Việt Nam trả nợ. Đối với việc này, đại biểu Thái chia sẻ với những khó khăn, những yếu tố khách quan tác động ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, dẫn đến việc trả nợ theo Nghị quyết 135 không thực hiện được. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp nhà nước, uy tín của Chính phủ. Do đó, đại biểu Thái đề nghị Chính phủ cần phải tìm ra nguyên nhân, lý do dẫn đến việc thực hiện không đảm bảo; để từ đó có những giải pháp xử lý tích cực, triệt để, không để kéo dài từ việc này đến việc khác. Đại biểu Thái đề nghị phải thực hiện các vấn đề trên một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Thanh Trung (lược ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay1,855
  • Tháng hiện tại91,554
  • Tổng lượt truy cập1,379,538
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây