Ngày làm việc thứ 16, Quốc hội thảo luận tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Thứ hai - 10/06/2024 08:31 45 0

Sáng 8/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV tiến hành thảo luận tại Tổ về Dự án Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) và Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh tham gia thảo luận tại tổ số 11 cùng các tỉnh Tuyên Quang, Đà Nẵng và Sơn La. Ông  Phạm Hùng Thái, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh chủ trì phiên thảo luận tại Tổ 11.

          Tại buổi thảo luận tổ, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh cơ bản tán thành sự cần thiết ban hành Luật Tư pháp người chưa thành niên, dự thảo Luật đã thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng liên quan đến trẻ em; cơ bản phù hợp với nhiều quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan và tương thích với Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, đại biểu cũng còn băn khoăn một số nội dung, đề nghị Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục rà soát kỹ để đề xuất sửa đổi, bổ sung, cụ thể như sau:

    - Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, đại biểu đề xuất phương án giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành, theo đó cả 03 cơ quan là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, riêng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng phải do Tòa án xem xét, quyết định. Vì phương án này có nhiều ưu điểm, đảm bảo được mục đích cốt lõi của xử lý chuyển hướng là đưa người chưa thành niên ra khỏi quá trình tố tụng hình sự thông thường sớm nhất có thể. Tuy nhiên, để tránh hiện tượng tiêu cực có thể xảy ra liên quan đến việc đề nghị và xem xét áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm những trường hợp cố ý vi phạm.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu tại Tổ thảo luận

    - Về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong thủ tục xử lý chuyển hướng, dự thảo Luật quy định thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng do các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện, đại biểu ủng hộ phương án Viện kiểm sát phải kiểm sát hoạt động này để bảo đảm áp dụng đúng pháp luật, hạn chế tùy nghi, thiếu công bằng. Đồng thời, quy định theo hướng này sẽ khắc phục được bất cập của pháp luật hiện hành đang thiếu cơ chế giám sát trong hoạt động xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

    - Về thành lập Quỹ hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên, đại biểu bày tỏ quan điểm không thành lập Quỹ hỗ trợ hoạt động tư pháp người chưa thành niên, chỉ cần quy định bổ sung nhiệm vụ cho Quỹ Bảo trợ trẻ em theo quy định của Luật Trẻ em để hỗ trợ kịp thời hoạt động tư pháp người chưa thành niên. Quy định này, không phát sinh thêm quỹ tài chính mới và phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.  

- Về mức hình phạt và tổng hợp hình phạt, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành về mức hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên. Việc thay đổi quy định về mức hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên cần nghiên cứu kĩ lưỡng và đánh giá tác động, hiệu quả trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

- Về rút ngắn thời hạn tố tụng, đại biểu cho rằng trong tố tụng hình sự, chúng ta đang căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, tính chất phức tạp của vụ án,...mà hiện nay đã xác định những thời hạn nhất định theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Thực tiễn cho thấy nhiều vụ án đã phải gia hạn, gia hạn nhiều lần. Theo Báo cáo của Ban chỉ đạo KH506 thì tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do người chưa thành niên thực hiện đang có xu hướng gia tăng với diễn biến phức tạp cùng tính chất nguy hiểm. Vì vậy, việc rút ngắn thời hạn tố tụng đối với vụ án có người chưa thành niên bị buộc không quá một phần hai thời hạn tương ứng được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự sẽ gây áp lực rất lớn cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Do đó, cần giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành về thời hạn tố tụng đối với người chưa thành niên. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng thủ tục rút gọn theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành.

Đại biểu đặc biệt quan tâm và đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét, quy định rõ về người làm công tác xã hội, vì theo các quy định tại khoản 11 Điều 4 Điều 31 dự thảo luật thì người làm công tác xã hội phải đảm nhiệm vai trò quan trọng và tham gia rất nhiều khâu trong quá trình tố tụng, thực tế khi áp dụng thực hiện khả năng người làm công tác xã hội sẽ không đáp ứng đủ các điều kiện về chuyên môn nghiệp vụ theo quy định trên. Đồng thời, nếu quy định như dự thảo thì cơ quan tiến hành tố tụng lệ thuộc nhiều vào vai trò của nhân viên công tác xã hội, do đó cần xem xét kỹ để chọn lọc lại thật cần thiết thì mới giao cho nhân viên công tác xã hội.

ĐBQH Phạm Hùng Thái phát biểu tại Tổ thảo luận

Phát biểu tổng kết nội dung thảo luận, đồng chí Tổ trưởng Tổ thảo luận đánh giá cao các ý kiến phát biểu của các đại biểu và giao cho Tổ thư ký tổng hợp đầy đủ các nội dung phát biểu gửi Tổng Thư ký Quốc hội để tổng hợp theo quy định.

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 và dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

                                                                                             Hữu Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay1,382
  • Tháng hiện tại148,196
  • Tổng lượt truy cập1,436,180
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây