Thanh tra Chính phủ trả lời liên quan đến khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020

Thứ năm - 23/05/2024 14:12 105 0

* Nội dung câu hỏi: Trong quá trình thực hiện kết luận thanh tra, quy định hiện hành chưa dự liệu được trường hợp đối tượng thanh tra/đối tượng có liên quan là doanh nghiệp chịu trách nhiệm thi hành kiến nghị trong kết luận thanh tra không hoạt động, không sản xuất kinh doanh trong thời gian dài nhưng không thực hiện thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp thì trên thực tế vẫn phải theo dõi thi hành; dẫn đến nhiều kết luận thanh tra bị kéo dài nhiều năm không thi hành được. Thực tiễn tại một số địa phương khác cho thấy đối tượng chủ doanh nghiệp vẫn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp mới để sản xuất kinh doanh mà không bị ràng buộc bởi khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020; trong khi không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo kết luận thanh tra.

Kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020, có giải pháp ràng buộc không cho phép các cá nhân chủ doanh nghiệp được thành lập doanh nghiệp mới nếu có hành vi vi phạm theo kết luận thanh tra, đang phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo kiến nghị của kết luận thanh tra nhưng không thi hành hoặc trì hoãn việc thi hành.

Kiến nghị Thanh tra Chính phủ cần quy định cơ chế cho phép cơ quan thanh tra gửi thông tin doanh nghiệp không thi hành kiến nghị trong kết luận thanh tra có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thẩm quyền cấp phép thành lập doanh nghiệp để thực hiện nội dung nêu trên; nếu xác định lý do doanh nghiệp không hoạt động là để né tránh thi hành kết luận thanh tra thì có quyền kiến nghị cơ chế xử lý mạnh như thu hồi giấy phép kinh doanh, buộc thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp để cơ quan thanh tra có cơ sở kết thúc việc theo dõi thực hiện (Thanh tra tỉnh).

* Thanh tra Chính phủ trả lời:

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Nghị định ra đời trên cơ sở kế thừa, phát huy những quy định trước đây vẫn còn phù hợp với thực tiễn và bổ sung những quy định mới phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành, đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Một số điểm mới quy định tại Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023, trong đó về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, cụ thể là: Việc theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra quy định tại khoản 2 Điều 53, trong đó hoạt động đôn đốc được thực hiện bằng hình thức gửi văn bản đến với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra. Theo đó, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 không quy định hoạt động đôn đốc tiến hành bằng hình thức làm việc trực tiếp với đối tượng đôn đốc như khoản 1 Điều 23 Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.

Do đó, cơ quan thanh tra có thể gửi thông tin doanh nghiệp không thi hành kiến nghị trong kết luận thanh tra có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thẩm quyền cấp phép thành lập doanh nghiệp theo quy định.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập54
  • Hôm nay64
  • Tháng hiện tại45,434
  • Tổng lượt truy cập1,993,045
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây