Thanh tra Chính phủ trả lời liên quan đến hình thức kỷ luật người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng

Thứ năm - 23/05/2024 14:07 156 0

* Nội dung câu hỏi: Về hình thức kỷ luật người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại Điều 76, 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ tồn tại 02 vướng mắc như sau:

+ Nguyên tắc áp dụng mức xử lý kỷ luật trách nhiệm lãnh đạo theo Điều 76, 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ là căn cứ theo mức án (ví dụ: Khiển trách khi xảy ra vụ án tham nhũng ít nghiêm trọng; Cảnh cáo khi xảy ra vụ án tham nhũng nghiêm trọng; Cách chức khi xảy ra vụ án tham nhũng rất nghiêm trọng trở lên) là chưa dự liệu được trường hợp người tham nhũng được xét xử “hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng” theo khoản 1 Điều 54 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ nhưng chỉ liên quan đến bị cáo, không mang ý nghĩa giảm nhẹ trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan để xảy ra tham nhũng (ví dụ như người tham nhũng hoặc gia đình có công với cách mạng; lập công chuộc tội; đang mang thai; thành khẩn khai báo; tự thú v.v). Do đó, nếu chỉ căn cứ vào mức án theo Điều 76, 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ là còn chưa chặt chẽ.

+ Trường hợp hành vi tham nhũng xảy ra trong nhiều giai đoạn lãnh đạo khác nhau nhưng không bị phát hiện, mức độ nghiêm trọng từng giai đoạn là ít nghiêm trọng nhưng đến khi phát hiện thì tổng giá trị vi phạm đến mức nghiêm trọng cao hơn (ví dụ: Ông A có hành vi nhận hối lộ trong 03 giai đoạn ông B, ông C, ông D làm Thủ trưởng, mỗi giai đoạn 25 triệu đồng. Đến giai đoạn ông D làm Thủ trưởng thì hành vi ông A bị phát hiện và xử lý với mức án 05 năm tù - án nghiêm trọng). Như vậy, nếu chỉ áp dụng theo Điều 76, 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ để xử lý mức độ Cảnh cáo thì không hợp lý, còn xử lý mức độ Khiển trách thì không có quy định.

Kiến nghị Chính phủ có giải pháp thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao trong việc xác định tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng của hành vi tham nhũng khi chưa bao gồm các tình tiết giảm nhẹ trong Bản án để làm cơ sở xác định trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng (Thanh tra tỉnh).

* Thanh tra Chính phủ trả lời:

Tại Điều 76, 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về “Căn cứ xác định trách nhiệm” và “Áp dụng hình thức kỷ luật” trên cơ sở nội dung của kết luận bản án do Tòa án nhân dân ban hành. Vì trong quá trình xét xử, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ được Hội đồng xét xử cân nhắc, xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng. Quy định tại Điều 76, Điều 78 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ không điều chỉnh quá trình tố tụng hoặc xét xử của Tòa án nhân dân các cấp. Do đó, trong quá trình thực hiện, căn cứ mức án áp dụng theo bản án của Tòa án nhân dân, cơ quan, tổ chức, đơn vị tiến hành hình thức kỷ luật người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu để xảy ra tham nhũng.

TTR

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay484
  • Tháng hiện tại45,854
  • Tổng lượt truy cập1,993,465
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây