Quốc hội Thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi)

Thứ tư - 30/10/2024 11:15 30 0

Sáng ngày 29/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải.

Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thảo luận tại tổ và hội trường về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi với 63 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 20 lượt ý kiến phát biểu tại hội trường và 2 ý kiến tham gia bằng văn bản. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội và hoạt động chuyên trách để thảo luận về dự án luật. Dự thảo luật cũng đã được xin ý kiến Chính phủ và các Đoàn đại biểu Quốc hội. Các vị đại biểu Quốc hội tập trung thảo luận liên quan đến việc đáp ứng các mục tiêu về cải cách hệ thống thuế hàng nông sản, thủy sản chỉ qua sơ chế thông thường, không phải nộp thuế đầu ra nhưng được khấu trừ thuế đầu vào; mức doanh thu bán hàng hóa, bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, thuế suất 0% đối với nhóm hàng hóa cung cấp cho nước ngoài; thuế đối với phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp và tàu khai thác thủy sản; hoàn thuế đối với trường hợp hàng hóa đã nhập khẩu, sau đó làm thủ tục xuất khẩu sang nước khác.

Luật Thuế giá trị gia tăng là một luật hết sức quan trọng và có sự tác động đến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và kinh doanh hộ gia đình, cho nên nhiều nội dung phải thay đổi theo đúng sự vận hành của nền kinh tế và xã hội đang thay đổi hằng ngày.

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên thảo luận

Ông Hồ Đức Phớc - Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình một số nội dung cụ thể như sau:

Về thuế VAT phân bón, trước năm 2015, theo quy định của luật, thuế VAT phân bón của chúng ta là 5%. Sau khi có nhiều ý kiến phản ảnh, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Luật số 71 năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 cho đến nay phân bón không phải chịu thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhỏ, việc này đã thực hiện theo cam kết quốc tế tại Công ước Tokyo mà Việt Nam tham gia, được cụ thể hóa tại Quyết định số 78 năm 2010, hiện nay các quốc gia khác đã bỏ, ví dụ như EU đã xóa bỏ không tính thuế đối với giá trị hàng hóa dưới 22 USD, nước Anh thì không tính thuế đối với giá trị hàng hóa 135 USD quy định trước đây, Singapore bắt đầu bỏ từ 01/01/2023, Thái Lan thu thuế VAT 7% với tất cả các loại hàng hóa nhập khẩu. Vì vậy, Chính phủ sẽ bãi bỏ Quyết định số 78 và đã đưa vào quy định tại dự thảo luật lần này.

Không phải nộp thuế VAT đầu ra nhưng được khấu trừ thuế đầu vào đối với hàng nông sản. Nếu đưa đề nghị này vào giống như Luật thuế của năm 2008. Các doanh nghiệp sẽ lợi dụng hóa đơn VAT để xuất hóa đơn lòng vòng và trục lợi thông qua hoàn thuế. Cho nên, năm 2014 Chính phủ đã đề xuất và Quốc hội đã ban hành Luật số 106 năm 2016 kê khai và nộp thuế nhằm ngăn chặn vấn đề xuất hóa đơn lòng vòng và trục lợi.

Dịch vụ cung cấp cho các cơ sở văn hóa không vì lợi nhuận và sử dụng nguồn đóng góp không phải nộp thuế hay sản xuất phát sóng, phát thanh truyền hình bằng nguồn vốn ngân sách thì không chịu thuế. Luật Thuế không quy định gói nguồn mà để đảm bảo các kiểu bình đẳng bình đẳng giữa các loại gói hàng hóa.

Về nội dung liên quan đến thuế suất cho phân bón cũng như các sản phẩm tương tự, ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, cơ quan chủ trì thẩm tra cho biết, việc áp dụng thuế suất 5%, trong báo cáo thẩm tra khẳng định giá thành sản xuất của doanh nghiệp có dư địa giảm thì được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào, tức là được giảm chi phí sẽ làm cho giá thành sản xuất giảm.

Ông Lê Quang Mạnh - Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách giải trình một số vấn đề ĐBQH nêu

Việc bổ sung một số hàng hóa, dịch vụ vào diện không chịu thuế hoặc một số ý kiến đề nghị đưa một số mặt hàng, hàng hóa hay dịch vụ từ mức thuế suất thông thường 10% xuống các mức thuế suất là 5%. Qua kinh nghiệm quốc tế cũng như nghiên cứu điều kiện thực tiễn của nước ta phát triển trong thời gian vừa qua, chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 theo Quyết định số 508 của Chính phủ đã xác định đối với sắc thuế giá trị gia tăng có 3 định hướng cơ bản đó là mở rộng cơ sở thuế thông qua giảm nhóm hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng và giảm tối đa nhóm các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất là 5% và lý tưởng nhất là để tiến tới cơ bản áp dụng một mức thuế suất. Tuy nhiên, việc bổ sung hàng hóa, dịch vụ vào diện không chịu thuế hay đưa từ mức phổ thông 10% xuống 5% cần phải đánh giá thận trọng, nhiều chiều, nhiều khía cạnh.

Vấn đề về tạo môi trường phát triển, tạo thuận lợi cho lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đây là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, nếu như chúng ta đưa các dịch vụ hàng hóa của lĩnh vực này vào trong diện không chịu thuế sẽ dẫn đến những tác động có thể bất lợi cho các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực này, khi đó thuế giá trị gia tăng đầu vào sẽ không được khấu trừ nếu như sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế.

Trong chiến lược về thuế giá trị gia tăng, đó là tăng thuế suất lên trên 10% theo lộ trình như kinh nghiệm của một số quốc gia. Về vấn đề này Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo hướng giao Chính phủ nghiên cứu để trình Quốc hội xem xét, quyết định mức độ cũng như lộ trình tăng thuế suất vào thời điểm phù hợp để đảm bảo đúng với điều kiện của đất nước cũng như bối cảnh khu vực và quốc tế.

Phát biểu kết thúc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá cao việc chuẩn bị báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thống nhất với nhiều nội dung của dự thảo luật, tham gia nhiều ý kiến để hoàn thiện dự án luật như việc đáp ứng các mục tiêu về cải cách hệ thống thuế hàng nông sản, thủy sản chỉ qua sơ chế thông thường không phải nộp thuế đầu ra nhưng được khấu trừ thuế đầu vào, mức doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế, thuế suất 0% đối với nhóm hàng cung cấp cho nước ngoài; thuế đối với phân bón, máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp, tàu khai thác thủy sản; thuế đối với sản phẩm cung cấp trên nền tảng số; hoàn thuế đối với các trường hợp hàng hóa đã nhập để xuất khẩu và lưu ý thêm các mặt hàng như nước sạch, các sản phẩm văn hóa.

Các đại biểu Quốc hội tham gia nhiều ý kiến về người nộp thuế, đối tượng chịu thuế, không chịu thuế, giá tính, thuế suất và phương pháp tính thuế, khấu trừ thuế và hoàn thuế. Đây là những ý kiến cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tiếp thu, giải trình thuyết phục. Đối với các nội dung Chính phủ chưa thống nhất tiếp thu, giải trình và dự thảo luật cũng đã được các đại biểu Quốc hội thảo luận và thể hiện chính kiến. Đây là cơ sở quan trọng để Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay1,836
  • Tháng hiện tại44,444
  • Tổng lượt truy cập1,925,975
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây