Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật công đoàn (sửa đổi)

Thứ ba - 18/06/2024 14:13 86 0

Sáng 18/6/2024, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (đợt 2, từ 17/6/2024 đến 28/6/2024) - tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Luật Công đoàn hiện hành (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013) là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện đã xuất hiện những yêu cầu, đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Luật Công đoàn. Trong đó tập trung sửa đổi một số hạn chế, bất cập phát sinh trong thực tế, cụ thể:

Thứ nhất, khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, như mở rộng đối tượng, phạm vi điều chỉnh nhằm đáp ứng kịp thời với sự phát triển nhanh, đa dạng của lực lượng lao động và yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn; Hệ thống tổ chức, việc phân công, phân cấp giữa cấp ủy địa phương với tổ chức Công đoàn về công tác tổ chức, cán bộ còn bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn cần phải sửa đổi cho phù hợp; bổ sung một số quy định về tài chính công đoàn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, bổ sung rõ cơ chế giám sát và việc thực hiện công khai, minh bạch; Cơ chế bảo đảm thực thi quyền công đoàn cũng như cơ chế bảo vệ cán bộ công đoàn.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy tiếp xúc cử tri chuyên đề trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV để lấy ý kiến Luật Công đoàn (sửa đổi)

Thứ hai, yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Luật Công đoàn 2012 được ban hành trước khi Hiến pháp 2013 được thông qua nên có những quy định chưa hoàn toàn tương thích với Hiến pháp. Sau Đại hội XII, XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết chuyên đề liên quan đến tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp và hội nhập quốc tế sâu rộng. Quốc hội ban hành nhiều đạo luật có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn, đặc biệt là Bộ luật Lao động 2019 với nhiều nội dung mới về quan hệ lao động, về quyền công đoàn tại doanh nghiệp.

Thứ ba, yêu cầu từ hội nhập quốc tế, Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Công ước số 98 của ILO. Những cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do này đã đặt ra yêu cầu rà soát và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn” theo đúng tinh thần Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 05/11/2016 của BCH Trung ương về “Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”

Chương trình làm việc buổi chiều, Quốc hội thảo luận ở tổ góp ý Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật DượcDự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Thanh Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập130
  • Hôm nay2,273
  • Tháng hiện tại44,979
  • Tổng lượt truy cập1,992,590
Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền chương trình phổ cập tên miền .vn
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây