ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH TÂY NINH THẢO LUẬN TẠI TỔ (20/6/2024)

Thứ sáu - 21/06/2024 06:07 21 0

Trong phiên làm việc buổi chiều ngày 20 tháng 6 năm 2024, Quốc hội thảo luận tại Tổ đối với Dự án Dự án Luật Địa chất và khoáng sản Dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.

Góp ý đối với Dự án Luật Địa chất và khoáng sản, đại biểu Quốc hội Hoàng Thị Thanh Thúy - Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh góp cụ thể một số điều, khoản như sau:

Về chính sách của Nhà nước về địa chất, khoáng sản tại khoản 8 Điều 4 dự thảo Luật, đại biểu Thúy đề nghị Ban soạn thảo bổ sung đoạn “để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng phục vụ dân cư hoặc khắc phục tác động ảnh hưởng đến môi trường”, nhằm để xác định cụ thể nguồn điều tiết sử dụng vào mục đích cụ thể, tránh tình trạng dùng để cân đối các khoản chi phát sinh khác;

Tại điểm a, khoản 1 Điều 9 về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác được Nhà nước thu từ hoạt động khai thác khoáng sản để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Đại biểu Thúy cho rằng, việc thu này để phát triển kinh tế - xã hội phạm vi rất rộng, đề nghị quy định rõ nguồn thu này được điều tiết để địa phương nơi trực tiếp có khoáng sản được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng phục vụ dân cư hoặc khắc phục tác động ảnh hưởng đến môi trường.

ĐBQH Hoàng Thị Thanh Thúy phát biểu thảo luận tại tổ

Tại khoản 6 Điều 10 dự thảo Luật quy định về những hành vi bị cấm, đại biểu Thúy đề nghị Ban soạn thảo bỏ từ “Cố ý”. Do đã xác định mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị, quý hiếm thì dù hành vi “cố ý” hoặc “vô ý” hủy hoại đều bị xem là hành vi bị cấm. Điều Luật quy định những hành vi bị cấm, nên quy định chung, không xác định lỗi “cố ý”, hoặc lỗi “vô ý”, vì khi xử lý vi phạm pháp luật (hành chính, hình sự) sẽ xác định các yếu tố đó.

Tại khoản 1 Điều 51 về quyền ưu tiên đối với tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản, đại biểu Thúy cho rằng thời hạn công nhận Giấy phép khai thác khoáng sản đối với trữ lượng khoáng sản là 36 tháng, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản là quá dài, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân tại nơi được cấp giấy phép, đề nghị điều chỉnh thời gian cấp Giấy phép xuống còn 24 tháng.

Đối với thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản tại Điều 113, quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhóm I và II; UBND cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò nhóm I, II, III. Tuy nhiên, tại điểm d Điều 7 về phân nhóm khoáng sản có phân loại khoáng sản nhóm IV. Đại biểu Thúy đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thẩm quyền cấp giấy phép, thăm dò cho nhóm IV.

Về yêu cầu chung về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại khoản 1 Điều 82 dự thảo luật, đại biểu Thúy đề nghị ban soạn thảo bỏ cụm từ “và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan”, vì nội dung này có ý nghĩa trùng lắp với nội dung của khoản 3, Điều 82; quy định như nội dung khoản 3 đã đầy đủ (trách nhiệm bảo vệ môi trường và phục hồi sau khai thác khoáng sản, đóng cửa mỏ khoáng sản).

Thanh Trung (lược ghi)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay1,546
  • Tháng hiện tại91,245
  • Tổng lượt truy cập1,379,229
Lịch công tác
Lịch tiếp xúc cử tri
Lịch tiếp công dân
Tài liệu góp ý luật
Họp không giấy
tài liệu các kì họp
góp ý văn bản dự thảo
chuyển đổi số
hỏi đáp
Công báo
Công khai ngân sách
quân đội nhân dân
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây